THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG: Công thức cho 1 gói 5g viên hoàn giọt.
Lá hen (Folium Calotropis) |
:1,6 g |
Đảng sâm (Radix Codonopsis): |
:1,6 g |
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) |
: 0,3 g |
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) |
: 0,2 g |
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae) |
: 0,5 g |
Tế tân (Radix et Rhizoma Asari) |
: 0,6 g |
Tân di (Flos Magnoliae) |
: 0,5 g |
Qua lâu (Fructus Trichosanthis) |
: 1,0 g |
Bán chi liên (Herba Scutellaria barbatae) |
: 1,0 g |
Sài đất (Herba Wedeliae) |
: 1,0 g |
Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici) |
: 0,6 g |
Ngũ sắc (Herba Agerati conyzoides) |
: 1,0 g |
Thành phần phụ liệu: Vừa đủ. |
|
DẠNG BÀO CHẾ: Viên hoàn giọt hình cầu, màu đen, mùi thơm dược liệu, vị hơi đắng.
CÔNG NĂNG: Chống co thắt phế quản, sạch đờm, hết ho, ôn phế, thông phế, dễ thở, thông thoáng đường thở cho người ho hen, tăng mức bão hòa oxy trong máu (SpO2), nhuận phế, tán phong, sát trùng, diệt nấm, trị u ác tính, tiêu ung tán kết.
CHỦ TRỊ
• Cảm cúm: nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, mất khứu giác, khó thở, đau nhức, ê ẩm toàn thân (dùng liên tục 1 tuần).
• Viêm tai, ù tai: chảy mủ tai, tăng lên khi viêm mũi, sổ mũi, nghe kém và ù tai (mỗi đợt dùng 1 tháng, dùng 2-3 đợt).
• Khó thở, thở khò khè: là tình trạng khó khăn trong việc thực hiện động tác thở (mỗi đợt dùng 3 tháng, dùng 2-3 đợt).
• Viêm mũi (mỗi đợt dùng 1 tháng, dùng 2-3 đợt).
- Viêm mũi dị ứng: nhảy mũi từng cơn nhất là sau khi tiếp xúc với dị nguyên, ngứa mũi và mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, các triệu chứng xuất hiện theo thời vụ hay liên tục.
- Viêm mũi mãn tính:
+ Viêm mũi xuất tiết: chảy mũi nhày trong hoặc đục cả 2 bên và kéo dài, ngạt tắc mũi, có thể ho kéo dài, hoặc khàn tiếng do dịch nhày chảy xuống họng và thanh quản.
+ Viêm mũi quá phát: là hậu quả của viêm mũi xuất tiết kéo dài, những cơn xung huyết tái diễn thường xuyên gây ngạt tắc mũi, ngửi kém hoặc mất ngửi.
• Viêm xoang: chảy mũi thường xuyên và kéo dài hàng tháng, chảy nhiều vào buổi sáng, lúc đầu chảy mủ nhầy trắng, sau đặc xanh hoặc vàng, mùi tanh hoặc thối do bội nhiễm, nghẹt mũi tăng dần và ngày càng rõ rệt dẫn đến tắc mũi hoàn toàn, ngửi kém từng lúc, tăng dần và mất hoàn toàn, nhức đầu âm ỉ hay thành cơn ở vùng trán, hai bên má hoặc nhức xung quanh ổ mắt, sâu trong ổ mắt, đau vùng chẩm phía sau nếu là viêm xoang sau. Ngoài ra còn kèm theo ho khan, ngứa họng, đằng hắng hoặc khặc nhổ liên tục.
- Viêm xoang trước: xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước (mỗi đợt dùng 6 tháng, dùng 2-3 đợt).
- Viêm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm (mỗi đợt dùng 1 năm, dùng 2-3 đợt).
• Bệnh lý về họng (mỗi đợt dùng 1 tháng, dùng 2-3 đợt).
- Ho khan: ho không khạc ra đờm mặc dù có thể ho nhiều.
- Ho gà: ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, người bệnh ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa.
- Ho có đờm : sau khi ho khạc ra đờm, có thể đờm đặc hoặc loãng.
- Ho ra máu: có cảm giác khó chịu, hồi hộp, cảm giác nóng ran sau xương ức, khó thở, thở khò khè, lợm giọng, ngứa cổ họng, có vị máu trong miệng, họng sau đó ho khạc, trào, ộc máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài.
- Ho do dị ứng: khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như thời tiết, nhiệt độ, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, người bệnh xuất hiện tình trạng ngứa mũi, hắt hơi kèm theo ngứa họng và ho thành từng cơn, ho nhiều dẫn đến đau rát họng.
- Viêm amidan: đau rát họng, nuốt vướng, đau lên tai, hơi thở hôi, có khi giọng bị khàn.
- Viêm họng mãn tính: khô họng, cay họng, ngứa và vướng họng triệu chứng này xuất hiện rõ rệt vào buổi sáng, ho và khạc đàm dai dẳng, nuốt vướng hoặc đau.
- Viêm thanh quản, ngủ ngáy: nói khàn, yếu, khàn tiếng kéo dài lúc tăng lúc giảm kèm theo ho, đôi khi có kèm cảm giác nói đau, cảm giác ngứa, cay và khô rát ở thanh quản.
- Ung thư mũi họng: xuất hiện hạch cổ ở 1 hay 2 bên cổ, ù tai, ngạt hoặc tắc mũi 1 hoặc 2 bên, chảy nhầy máu mũi dai dẳng, đau nửa mặt hoặc đau họng ( mỗi đợt dùng 1 năm, dùng 2-3 đợt).
• Bệnh lý về phế quản
- Viêm phế quản mãn tính: thường xuyên ho khạc về buổi sáng, đờm nhầy trong, dính hoặc xanh, vàng đục, khó thở (mỗi đợt dùng 1 tháng, dùng 2-3 đợt).
- Hen suyễn, hen phế quản: khó thở, khi thở phát ra tiếng rít, ho khan hoặc ho có nhiều đờm trắng lẫn bọt, kèm theo tức ngực (mỗi đợt dùng 3 tháng, dùng 1-2 đợt).
- Giãn phế quản: ho kéo dài, khạc đờm có màu vàng hoặc xanh, thường hay ho ra máu tái phát, ăn kém, ra mồ hôi trộm, cơ thể gầy sút, khó thở sau khi lao động nặng (mỗi đợt dùng 3 tháng, dùng 1-2 đợt).
- Ung thư phế quản: ho, đờm có mủ hay tái đi tái lại, ho ra máu, khó thở, đau ngực dai dẳng, mơ hồ không rõ vị trí. (mỗi đợt dùng 1 năm, dùng 2-3 đợt).
• Bệnh lý về phổi - Viêm phổi: bệnh khởi phát đột ngột, có cơn rét run, đau ngực, ho và khạc đờm màu gỉ sắt (mỗi đợt dùng 1 tháng, dùng 2-3 đợt).
- Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD: ho nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, khạc đờm, khó thở khi gắng sức, tăng dần, giai đoạn muộn có khó thở liên tục (mỗi đợt dùng 1 tháng, dùng 2-3 đợt).
- Nấm phổi: sút cân, mệt nhiều, khó thở, đau ngực, ho ra máu (mỗi đợt dùng 3 tháng, dùng 1-2 đợt).
- Lao phổi: ho kéo dài, ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu, gầy sút, ăn uống kém, sụt cân (mỗi đợt dùng 3 tháng, dùng 1-2 đợt).
- Ung thư phổi: ho kéo dài, ho có đờm lẫn máu, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau ngực, đau xương, tức ngực, người gầy sút, mệt mỏi, hạch thượng đòn, chèn ép thực quản gây khó nuốt (mỗi đợt dùng 1 năm, dùng 2-3 đợt).
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG: Uống sau ăn
- Ngày uống 3 lần : Uống mỗi lần 1 gói.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Phụ nữ có thai
- Trẻ em dưới 1 tuổi.
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc.
LỜI KHUYÊN
- Chế độ ăn uống:
+ Ăn rau củ, trái cây, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống đồ ấm nóng, không uống nước lạnh.
- Chế độ sinh hoạt:
+ Giữ ấm cơ thể, tránh khói, bụi, vệ sinh mũi họng thường xuyên, không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, thức ăn, giữ nơi ở vệ sinh, thoáng mát, sạch sẽ. Tích cực luyện tập thể dục, thể thao, yoga, thiền định và tham gia thiện nguyện.
- Nên tiêm vaccine phòng covid, phòng cúm và phòng phế cầu để ngăn ngừa đợt cấp.