Hotline: 0969771256

Bài thuốc món ăn từ hoa hướng dương

Ngày 01 Tháng 08 Năm 2024

HOA HƯỚNG DƯƠNG

Bài thuốc từ hoa hướng dương

Đặc tính và công dụng hoa hướng dương

Công dụng: đánh gió, sáng mắt

Hoa hướng dương thuộc họ cúc, các bộ phận hoa, đế hoa, lá, thân, rễ và quả đều được dùng làm vị thuốc.

Hoa hướng dương còn được gọi là hướng dương quỳ tử, thiên quỳ tử, quỳ tử, quỳ hoa tử, tên khoa học là Helianthus annuus L.

Hạt hướng dương: có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được.

Vỏ hạt hướng dương: có tác dụng chữa ù tai.

Hoa hướng dương có vị ngọt, ôn tính, hợp với kinh mạch gan, phổi, có tác dụng đánh gió, sáng mắt, thông các lỗ chân lông, trị chứng chóng mặt, đầu choáng váng, đau răng, mặt sưng phù, thúc sinh cho phụ nữ.

Khay hạt: có tác dụng chữa đau đầu, mắt hoa, đau răng, đau dạ dày và bụng, phụ nữ thông kinh, sưng đau lở loét.

Lá: giúp tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp.

Lõi thân cành: có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó.

Rễ: có tác dụng chữa đau tức ngực, sườn và vùng thượng vị, thông đại tiểu tiện, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.

Các bài thuốc từ hoa hướng dương:

Hoa hoặc lá hướng dương, nghiền thành bột nhỏ, pha trộn với dầu vừng thành cao để bôi vết bỏng.

50g hoa hướng dương, 40g thục địa, 30g hà thủ ô nấu lấy nước uống, trị chứng suy thận, ù tai, đau lưng, mỏi gối.

Lấy 1 đến 2 bông hoa hướng dương nấu với đường phèn, trị ho, suyễn, bổ phổi, trong giọng, có tác dụng làm đẹp, đặc biệt là trị ho gà.

Chữa ho gà: dùng 15-30g lõi thân và cành cây hướng dương, giã nát, hãm nước sôi, thêm đường trắng và uống trong ngày.

Chữa cao huyết áp: dùng 30g lá hướng dương khô (hoặc 60g lá tươi), 30g thổ ngưu tất, sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa ung nhọt sưng tấy, lở loét: lấy khay hạt hướng dương đốt tổn tính, rồi nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh.

Ngoại thương xuất huyết: dùng lõi thân và cành cây hướng dương, giã nát, đắp vào chỗ chảy máu.

Trị đau răng: hoa hướng dương phơi hoặc sấy khô, nhồi vào tẩu thuốc lá hoặc nõ điếu cày, hút như thuốc lá hoặc thuốc lào. Hoặc lấy khay hạt hướng dương, rễ cây kỷ tử mỗi thứ 10-15g, luộc với trứng gà, sau đó ăn trứng gà và uống nước thuốc.

Lấy 30g-50g hoa hướng dương, nấu nước uống, hoặc nấu canh với 1-2 quả trứng gà để ăn, trị hoa mắt chóng mặt, đau đầu nặng, mặt sưng, tức ngực khó thở.

Lấy 30g hoa hướng dương, 20g hoa mào gà trắng, 50g lá tía tô, nấu trà để uống, trị bệnh sởi; dễ bị cảm cúm, phong hàn, đậu mùa, dị ứng da, cũng có thể thêm một chút đường phèn vào.

Chữa chứng ù tai: lấy 15g vỏ hạt hướng dương, sắc lấy nước để uống.

Chữa thượng vị đaụ tức do ăn không tiêu: dùng rễ cây hoa hướng dương, hạt mùi, tiểu hồi hương, mỗi vị 6-10g, sắc nước uống.

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: lấy 1m lõi thân cành cây hướng dương một đoạn dài 1 mét, cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong một tuần.

Tinh hoàn sưng đau: lấy 30g rễ cây hoa hướng dương, sắc với đường đỏ để uống.

Chữa đi tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: lấy 30g rễ cây hoa hướng dương tươi, sắc với nước để uống (chỉ đun sôi một vài phút, nếu đun quá lâu sẽ mất tác dụng). Hoặc dùng 15g lõi thân và cành cây hướng dương, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày.

Đại tiện không thông: lấy rễ cây hoa hướng dương giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong đế uống. Mỗi lần uống từ 15-30g, ngày uống 2-3 lần.

Kiết lỵ đại tiện xuất huyết: lấy 30g hạt hướng dương (đã bóc vỏ), hãm với nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn, uống trong ngày.

Đau bụng kinh: lấy 30-60g khay hạt hướng dương, sắc lấy nước, hòa thêm đường đỏ, uống trong ngày. Hoặc lấy 50g hoa hướng dương, nấu lấy nước, thêm đường đen vào để uống, trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bốc hỏa kì mãn kinh, chóng mặt, tê đầu, bệnh sưng hòn dái, bệnh lậu, đau nhức dương vật.

Chữa viêm tuyến vú: dùng khay hạt hướng dương, bỏ hết hạt, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9-15g, hòa với rượu hoặc nước sôi, sau khi uống lần thứ nhất nếu ra mồ hôi thì mới có kết quả.

Lượng vừa đủ hoa hướng dương nấu đặc thành cao, bôi bên ngoài chỗ bị viêm khớp, sưng tấy, viêm tuyến sữa.

Lấy 30g cuống hoa hướng dương nấu với 4 lạng móng giò lợn để ăn, trị bế kinh, chữa chứng lo lắng, sợ hãi ở phụ nữ kì mãn kinh.

Món ăn từ hoa hướng dương

Trà hoa hướng dương:

Nguyên liệu: 0,05 lạng hoa hướng dương khô, 1 thìa nhỏ đường phèn, 0,1 lạng cầu kỉ.

Cách làm: hoa hướng dương rửa sạch, để ráo nước. Nấu hoa với cầu kỉ, đường phèn và 500ml nước, sau khi sôi chuyển sang nhỏ lửa, tiếp tục đun 2 phút là được.

Công dụng: làm hết mỏi mắt, tăng cường thị lực.

Canh sò nấu hoa hướng dương:

Nguyên liệu: 250g sò, 10g hoa hướng dương khô, 1 thìa gừng thái sợi, 1 thìa nhỏ muối, 1 túi vải.

Cách làm: sò ngâm cho nhả cát, rửa sạch, để ráo nước. Hoa hướng dương dùng túi gói lại, buộc chặt. Cho 3 bát nước vào nồi, bỏ túi vải vào nấu trước, sau khi nước sôi, cho sò và gừng sợi vào nấu, đợi sò mở ra, thêm muối vừa ăn, lấy túi vải ra, uống canh.

Công dụng: thanh lọc gan, làm hết mệt mỏi.

Nước hướng dương - vỏ bí đao:

Nguyên liệu: 1 rễ hướng dương, 2 lạng vỏ bí đao.

Cách làm: rễ hướng dương rửa sạch, vỏ bí đao rửa sạch, thái nhỏ. Cho cả hai với 3 bát nước vào nấu, đun to lửa đến lúc sôi chuyển nhỏ lửa, khoảng 10 phút là được.

Công dụng: trị bệnh tê phù, tiểu tiện khó.

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám