Hotline: 0969771256

Bài thuốc món ăn từ hoa lăng tiêu

Ngày 24 Tháng 06 Năm 2024

HOA LĂNG TIÊU

Bài thuốc từ hoa lăng tiêu

Đặc tính và công dụng của hoa lăng tiêu

Công dụng: Làm mát máu, tan vết tím bẩm

Hoa lăng tiêu thuộc họ tử uy, thường nở từ tháng 7 đến tháng 9, còn gọi là hoa lan tiêu.

Theo kinh nghiệm của người Trung Quốc thì chọn ngày nắng để hái những bông hoa mới nở, phơi khô dưới nắng.

Còn kinh nghiệm dân gian của người Việt Nam, thì lại hái những bông hoa lăng tiêu đã nở hết cỡ (những bông chất lượng tốt là bông to, đầy đặn, màu vàng nâu, không có cuống hoa) rổi phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa
nhỏ để dùng dần. Rễ và cành được thu hoạch vào mùa thu, sau đó rửa sạch thái phiến, sao thơm.

Hoa lăng tiêu vị hơi đắng, hơi chua, tính hàn, hợp với kinh mạch tim, gan, có tác dụng làm mát máu, bổ âm, là vị thuốc giúp lưu- thông mạch máu ở gan, trị các chứng tụ máu, làm tan vết bầm tím, kết báng ở bụng, máu tắc vì nóng lạnh đột ngột, mẩn ngứa do máu nóng, bế kinh, các bệnh băng lậu ở phụ nữ sau khi sinh và thời kì cho con bú, các bệnh máu nóng sinh gió và bệnh đỏ mũi. Rễ và cành có tác dụng trừ phong, hoạt huyết, tiêu thũng giải độc. Lá có công dụng tiêu thũng giải độc, chủ trị ung thũng.

Những phụ nữ buồn phiền, có nhiều bệnh vặt vào thời kì mãn kinh, có thể nấu hoa lăng tiêu uống sẽ làm tâm trạng thoải mái, dễ chịu hơn.

Các bài thuốc từ hoa lăng tiêu:

Chữa chảy máu cam: hoa lăng tiêu rửa sạch, nghiền nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ mũi.

Chữa rắn cắn: 125g rễ lăng tiêu tươi, sắc với rượu để uống. Bên ngoài dùng rễ tươi giã nát đắp vào vết cắn.

Chữa bỏng: rễ lăng tiêu lượng vừa đủ, mài với nước thành dạng hồ, đắp vào nơi bị thương, mỗi ngày 3-4 lần.

Chữa gãy xương; lấy vỏ rễ lăng tiêu tươi và vỏ rễ thanh táo (tiếp cốt thảo nam) lượng bằng nhau, giã nát, sao nóng với rượu, để nguội bớt rối bó vào chỗ xương gãy.

Bong gân: dùng lá hoặc hoa lăng tiêu tươi 2 phần, tôm đồng tươi 1 phần. Hai thứ giã nát, sao nóng, đắp vào nơi tổn thương.

Chữa trúng độc do ăn nhầm thảo dược: hoa lăng tiêu và đậu đen mỗi loại 20g, ninh chín, bỏ hoa, ăn 3 đến 5 hạt đậu,

Chữa bệnh mũi đỏ: hoa lăng tiêu và hoa chi tử mỗi loại 20g nấu trà uống, hoặc nghiền thành bột, pha nước uống,.

Chữa bệnh trứng cá đỏ: hoa lăng tiêu, mật đà tăng lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, bôi vào nơi tổn thương, hoặc dùng 9g hoa lăng tiêu, 9g chi tử tán bột uống hàng ngày.

Chữa bệnh nổi mề đay: dùng 9g hoa lăng tiêu sắc uống và 30g nấu nước ngâm rửa.

Chữa nấm da: lấy 60g hoa lăng tiêu tươi, 30g rễ lăng tiêu tươi, 15g lá tươi giã nát, đắp lên nơi bị bệnh.

Chữa các bệnh về đường ruột:

Chữa viêm dạ dày, ruột cấp tính: 30g rễ lăng tiêu, 3 lát gừng tươi sắc với nước uống hàng ngày.

Chữa đau bụng nổi cục do co thắt dạ dày, một: 60g hoa lăng tiêu, 30g đương quy, 30g nghệ đen sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.

Chữa lỵ cấp tính, viêm gan vàng da: rễ và lá lăng tiêu mỗi thứ 15g, sắc uống.

Chữa đại tiện ra máu tươi: hoa lăng tiêu ngâm với rượu uống.

Trẻ em đi ngoài lỏng: lấy 9-15g rễ hoặc lá lăng tiêu tươi, l,5g vỏ gừng, sắc lấy nước uống.

Chữa chứng đại tiện ra máu, ngứa toàn thân: lấy 50g hoa lăng tiêu, ngâm rượu gạo 3 ngày, cứ sau bữa cơm uống 1 thìa.

Chữa các bệnh phụ nữ:

Chữa chứng bế kinh: hoa lăng tiêu khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước cơm âm. Hoặc lấy 12g hoa lăng tiêu sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, hòa thêm 12g a giao nướng phổng, uống cùng một chút rượu vang.

Chữa chứng kinh nguyệt không đều: 9g hoa lăng tiêu, 9g hoa hồng, 15g ích mẫu thảo, 15g đan sâm, 6g hồng hoa sắc với nước uống.

Chữa khi hư: 30g rễ lăng tiêu tươi, 15g đại kế tươi, 1 quả trứng gà sắc kỹ, uống nước ăn trứng.

Chữa rong kinh: hoa lăng tiêu khô tán bột mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-6g với nước ấm hoặc rượu nhạt.

Chữa viêm loét âm đạo: hoa lăng tiêu, lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa.

20g hoa lăng tiêu; đương quy và nga thuật mỗi loại 10g, nấu lấy nước uống, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng quanh rốn, tất cả các bệnh về máu, có thể nghiền ra uống với rượu.

30g hoa lăng tiêu, nấu lấy nước đặc uống, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, thêm rượu vào nấu trị bệnh khí hư.

Lưu ý: những người khí huyết yếu, cơ thể suy nhược và phụ nữ đang mang thai không được sử dụng.

Món ăn từ hoa lăng tiêu

Canh hoa lăng tiêu - đậu đen:

Nguyên liệu: 4 lạng đậu đen, 0,25 kg sườn, 0,2 lạng hoa lăng tiêu, 1 thìa nhỏ muối.

Cách làm: rửa sạch, nhanh hoa lăng tiêu, sườn chần qua nước nóng, vớt ra rửa sạch, để ráo nước. Đậu đen rửa sạch, ngâm trong nước 2 tiếng, cho vào nồi 6 bát nước ninh cùng hoa và sườn, đợi đậu nhừ, cho thêm muối vừa ăn, nhặt bỏ các cánh hoa đi là ăn được.

Công dụng: có thể làm chậm quá trình trúng độc do ăn thảo dược, phụ nữ mang thai không được sử dụng.

Rượu hoa lăng tiêu:

Nguyên liệu: 0,3 lạng hoa lăng tiêu, 1 bình rượu gạo.

Cách làm: cho hoa lăng tiêu vào bình rượu gạo, đậy kín nắp khoảng 10 ngày là có thể uống được.

Công dụng: cải thiện tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ.

Canh nấu hoa lăng tiêu:

Nguyên liệu: 0,2 lạng hoa lăng tiêu, 1 cái đùi gà, 1 thìa muối.

Cách làm: rửa sạch nhanh hoa lăng tiêu, để ráo nước. Đùi gà chặt miếng, rửa sạch, ninh cùng hoa lãng tiêu và 4 bát nước, đun to lửa đến lúc sôi chuyển sang nhỏ lửa khoảng 20 phút, vớt các cánh hoa ra, thêm muối vừa ăn là được.

Công hiệu: làm tan máu tụ, tan vết bầm tím, cải thiện tình trạng tắc kinh.

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám