Công dụng: nở ngực, lợi tràng.
Hoa kim châm thuộc họ bách hợp, còn gọi là hoa hiên, hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, Iêlô, lộc thông, cây quên ưu phiền... Cây thường ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa màu vàng có tác dụng mạnh hơn hoa màu đỏ.
Giống cây này ưa khí hậu nhiệt đồi núi cao, quanh năm ẩm mát.
Hoa kim châm có vị ngọt, tính mát, hợp với kinh mạch tim, gan, có tác dụng trị các bệnh nước tiểu đỏ, tiểu tiện ra sỏi, sạn; giảm đau, vú sưng đau, vàng da, vùng ngực nóng ran, ngủ không ngon giấc, chảy máu cam, đau răng, trĩ, đại tiện ra máu, quáng gà, thủy thũng, sưng đau khớp xương, nôn ra máu, người bức bội khó chịu, thân thể bị vàng, sốt, an thai. Cũng như vitamin K, nước sắc hoa kim châm có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
Trong y dược học hiện đại, hoa hiên là nguồn nguyên liệu tốt để bào chế tân dược. Loại hoa này chứa nhiều châst có lợi cho sức khỏe như protein, chất béo, nitơ tự do, đường khử, tinh bột... Nó là nguồn vitamin A, thiamin và vitamin C dồi dào.
Rễ cây hoa hiên có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm mát huyết, chữa viêm bàng quang, lợi tiểu, tiểu ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, viêm gan vàng da, viêm vú, viêm tuyến màng tai, viêm tai giữa, đau răng, giảm đau, làm yên ngũ tạng, trừ thấp nhiệt, an thai, tán hoả, sáng mắt. Liều dùng thông thường 5-15g dưới dạng thuốc sắc. Nên thu hoạch rễ cây vào mùa thu, đông. Ở Trung Quốc có nơi còn dùng rễ hoa hiên để điều trị bệnh sán máu, sán máng, nhưng dùng liều cao có thể gây mờ mắt.
Lá cây hoa hiên có tác dụng làm yên ngũ tạng, an thai,trừ thấp nhiệt, lợi tiểu, ăn ngon ngủ yên, sáng mắt, nhẹ mình; chữa chảy máu cam, động thai. Lá cây hoa hiên có thể hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, nhưng thường được dùng lúc tươi nhiều hơn. Lá và rễ giã đắp có thể trị sưng vú.
Nước sắc hoa hiên có thể làm tăng tiểu cầu, hồng cầu nhưng không ảnh hưởng đến số lượng và công thức bạch cẩu, nên có tác dụng bổ máu. Hơn thế nữa, thứ nước sắc này có tác dụng đối kháng với dicoumarin (chất kéo dài thời gian đông máu), làm giảm rõ rệt thời gian đông máu, tránh mất máu nhiều cho người bệnh.
Lưu ý: Không nên lạm dụng hoa hiên, vì với liều quá cao, nó có thể gây ngộ độc vói biểu hiện: không kiềm chế được tiểu tiện, giãn đồng tử, ức chế hô hấp... Các bài thuốc dân gian thường chỉ dùng vị thuốc này với liều lượng xấp xỉ 30g/ngày.
Tác dụng chữa bệnh của cây hoa hiên: Liều dùng hoa hiên hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ép hoa tươi lấy nước uống. Nếu dùng ngoài thì lấy củ tươi giã nát, đắp lên nơi sưng đau.
Hoa hiên có thể dùng để nấu trà, hoặc hãm trà bằng nước đun sôi có tác dụng nở ngực, lợi tràng, giúp con người vui vẻ, ít phiền muộn. Dùng hoa tươi tốt hơn, nếu dùng hoa khô thì ngâm qua rồi hãm hoặc nấu. Người bị đau răng không rõ nguyên nhân, quáng gà, buổi tối mắt mệt mỏi rã rời nhưng lại vẫn phải thức khuya thì món trà hoa hiên sẽ giúp bạn tỉnh táo, đặc biệt là sau khi thức đêm, ngực tức, trướng bụng, khó ngủ có thể ăn để tiêu hóa tốt.
Chữa bệnh mất ngủ: lấy 30g hoa hiên rửa sạch, thái nhỏ, sắc trong 15 phút rồi hòa với 15g đường phèn, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thuốc có công dụng thanh nhiệt, trừ phiền, giải uất, an thần.
Chảy máu cam: lấy 15-20g lá hoa hiên nấu với 300ml nước, cô còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa sưng vú: giã nhỏ 10g lá hoa hiên đã rửa sạch, trộn với 10ml giấm ăn, đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc 1 lần. Dùng liền 3-5 ngày.
Chữa viêm tuyến mang tai: 30g rễ hoa hiên, 20g đường đỏ sắc với nước uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng trong 2-3 ngày.
Chữa vàng da do uống quá nhiều rượu: 20g rễ hoa hiên rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy 50 ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.
Chữa đi tiêu ra máu: 5g củ hoa hiên, 20g rau má, 15g rễ cỏ tranh,10g rau diếp cá, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống liền 3-5 ngày.
Trị bệnh trĩ nội xuất huyết: 1 lạng hoa hiên đun với nước, thêm một lượng vừa phải đường đen, ăn trước bữa sáng 1 tiếng, trị bệnh trĩ nội xuất huyết, một đợt điều trị từ 3 đên 5 ngày.
Chữa động thai: laáy hoa hiên nấu canh, uống với nước sắc từ củ gai bánh (lấy 30g củ gai bánh sắc lên).
Trị các chứng chán nản, thần trí hoảng loạn, ưu phiền quá mức, ủ rũ, đờm tắc: 1 lạng hoa hiên, 0,2 lạng hoa hợp hoan, bối mẫu, phục thần, bách tử nhân, ức kim, mỗi loại 0,2 lạng; 0,15 lạng thược dược trắng, cành quế, cam thảo mỗi loại 0,05 lạng; bán hạ, quảng bì mỗi loại 0,1 lạng, tất cả đun với 4 bát nước để cạn còn bát rưỡi, làm trà uống.
Chữa chảy máu cam: Lá hoa hiên 15-20g, nấu với 300ml nước, đun đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Thanh thiếu niên đánh cầu, đi xe, ngực và lưng bị đau bên trong không đỡ, nên lấy hoa hiên ngâm 3 ngày, uống một thìa trước khi đi ngủ, một đợt điều trị là 15 ngày, hiệu quả tốt nhất đối với những người bị thương lâu không khỏi mà chụp X quang không châm đoán ra.
Ngoài tác dụng làm thuốc, hoa hiên cũng là một món ăn ngọn dành cho người biết thưởng thức. Người ta thường dùng hoa hiên khô với nấm mèo để nấu canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà, xào thập cẩm, băm lẫn với thịt nạc hay hấp cách thuỷ cùng tim, cật lợn... Hoa hiên nấu canh có lợi cho ngũ tạng, tâm trí, sáng mắt.
- Nguyên liệu: 1 lạng kim châm khô, 0,25kg sườn, 1 thìa nhỏ muối.
- Cách làm: Sườn rửa sạch, cho vào nước nóng đun, vớt ra đế ráo nước. Kim châm ngắt bỏ đầu ráp, thắt nút. Cho thêm 6 bát nước vào hai thứ trên để ninh, đun to lửa để lúc sôi, chuyển nhỏ lửa khoảng 30 phút, thêm muối cho vừa là được.
- Công dụng: giãn nở ngực, lợi tràng, giải tỏa tâm lý. -
Trẻ nhỏ chậm lớn, hiểu động, hay bị hoảng hốt, có thể nấu hoa hiên với sườn để ăn.
- Nguyên liệu: 0,25kg kim châm tươi, 1 hạt bách hợp, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa nhỏ muối.
- Cách làm: Kim châm tươi rửa sạch, ngắt cuống. Bách hợp tách riêng từng cánh, rửa sạch, gọt bỏ phần ráp ở ria ngoài. Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, cho kim châm vào xào trước, rồi cho bách hợp vào, thêm muối, xào nhanh, bách hợp có màu trong suốt là được, bày ra đĩa.
- Công hiệu: an thần, ổn định tâm trạng, giải tỏa áp lực công việc.
Nguyên liệu: 4 lạng kim châm khô, 0,5kg bánh phở, nửa cây bắp cải, nửa củ cà rốt, 0,25kg thịt ba chỉ, nửa củ hành tây, 2 thìa to dầu ăn, 2 thìa to xì dầu, 1 thìa nhỏ muối.
Cách làm: Kim châm khô bỏ cuống, túm lại, dùng nước ngọt tráng sạch nhanh, Bắp cải rửa sạch thái sợi, thịt ba chỉ cũng rửa sạch thái chỉ. Cà rốt và hành tây gọt vỏ, thái sợi.
Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, cho thịt và hành tây xào có mùi thơm thì cho bắp cải và cà rốt vào xào, đợi mềm ra, thêm gia vị và 2 bát nước, đun sôi lên, thả kim châm vào, rồi mới cho bánh phở, dùng đũa đảo lên, đợi bánh phở ngaám gia vị là được.
Công dụng: giải tỏa tâm lý, quên đi phiền muộn, giúp ngủ ngon vào ban đêm.
Share: