Hotline: 0969771256

Bài thuốc từ hoa ngọc lan

Ngày 01 Tháng 08 Năm 2024

HOA NGỌC LAN

Hoa ngọc lan

Đặc tính và công dụng của hoa ngọc lan

Công dụng: bổ phối, bổ họng

Hoa ngọc lan, thuộc họ mộc lan, còn được gọi là hoa tân di, là cây thân gỗ khá lớn, có khi cao tới 25- 30m. Lá to màu lục tươi, có lá bắp đính thành ống, bao lấy chồi.

Nên thu hái hoa khi nụ hoa còn mới chớm nở, dùng hoa tươi hoặc cắt cuống đi rồi phơi sấy nhẹ cho khô để dùng dần. Hoa màu hắng, cả thân, lá và hoa ngọc lan đều có thể dùng làm thuốc.

Hoa ngọc lan có vị đắng, cay, ôn tính, có tác dụng tiêu đờm, bổ phổi, điều hòa khí, chữa ho, đánh gió, trị đau đầu, ngạt mũi, đau răng, chữa ho, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, đau bụng lãnh, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, bạch đới... Nụ hoa ngọc lan có chứa dầu bay hơi, có tác dụng hạ huyết áp, kích thích tử cung, gây tê cục bộ và chống virút.

Lưu ý: những người âm suy, hay bốc hỏa không được sử dụng.

Bài thuốc từ hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan:

0,2 lạng hoa ngọc lan nấu với 3 quả trứng gà, ăn trứng uống canh, trị viêm mũi, viêm xoang, những người bị dị ứng mũi vì môi trường không khí không thỉnh thoảng nên ăn để thanh lọc phổi, thông mũi,

0,2 lạng hoa ngọc lan, bán hạ, đảm tinh, thiên ma, gừng khô, xuyên khung, mỗi loại 0,1 lạng, nấu làm trà, uống ấm hoặc nóng sau bữa cơm tối, trị hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, những người dễ bị cảm lạnh, đau đầu dữ dội có thể uống để cải thiện tình trạng đó.

0,2 lạng hoa ngọc lan, 0,1 lạng hoàng kiện, 0,05 lạng liên kiều, nấu làm trà uống, trị chứng nát rượu lâu ngày, trong mùi bị sưng hoặc mọc mụn.

Bồ kết, hoa ngọc lan, điểu bổ với lượng như nhau, nghiền nhỏ, châm vào bông nhét vào mũi, trị chứng ngạt mũi không ngửi thấy hương thơm. Hoa ngọc lan nói riêng, các loại thực vật vị cay nói chung, nếu dùng nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến chân khí, vì thế chỉ có thể dùng tạm thời không thể dùng lâu.

0,5 lạng hoa ngọc lan ngâm với mật ong 3 ngày, nấu trà uống, bổ phổi, ngọt giọng, điều dưỡng tràng vị, trị ho, tức ngực, hoa mày chóng mặt vì thiếu không khí hoặc không khí không trong lành.

Chữa ho: lấy 30g hoa ngọc lan hấp cách thủy khoảng 20-30 phút với 40g mật ong rồi ăn.

Chữa viêm mũi, xoang có chảy nước mũi: hoa ngọc lan còn xanh sấy khô giòn, tán bột mịn, đựng vào lọ nút kín, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày 2-3 lần, rất hiệu quả.

Điều trị bệnh khó mang thai và bệnh kinh xấu: lấy 0,3 lạng hoa ngọc lan khi chưa nở hết để nấu trà, uống vào buổi sáng sớm, 1 đợt điều trị kéo dài 30 ngày.

Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ, bạch đới, khí hư: 20g ngọc lan, 30g ý dĩ nhân, 30g hạt đậu ván trắng, 5g hạt mã đề, sắc uống trong ngày.

Chữa viêm xoang: lấy hoa ngọc lan lúc còn xanh, sấy khô giòn, tán và rây thành bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày làm 2-3 lần.

Lưu ý: trừ bài thuốc chữa viêm xoang, hoa ngọc lan dùng làm thuốc phải là loại mới chớm nở, dùng tươi hoặc sấy nhẹ cho khô.

Vỏ thân cây ngọc lan:

Chữa sốt, kinh nguyệt không đều: lấy vỏ thân cây ngọc lan, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy 30g vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.

Lá cây ngọc lan:

Chữa viêm phế quản mãn tính ở người già: lấy 30g lá ngọc lan, 30g lá cây dừa thái nhỏ phơi khô, 5g giun đất đã chế biến, dùng sắc để uống.

Chữa mụn nhọt, sưng tấy: lấy lá ngọc lan loại non (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ mụn nhọt, sưng tấy.

Hoa ngọc lan trộn sứa:

Nguyên liệu: 2 mảnh da sứa, 1 quả dưa chuột, 1 khúc cà rốt, 5 củ tỏi, 5 bông hoa ngọc lan, 1 thìa to giấm trắng, 1 thìa nhỏ dầu vừng, 1 thìa nhỏ xì dầu, nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa to đường.

Cách làm: da sứa ngâm rửa trong nước sạch, khử mùi tanh. Dưa chuột rửa sạch, cắt 2 đầu, thái sợi nhỏ.

Cà rốt gọt vỏ, thái sợi nhỏ. Hoa ngọc lan rửa trong nước muối, tách thành từng nhánh, thái sợi nhỏ. Cho da sứa, dưa chuột, cà rốt và gia vị vào trộn đều, bày ra đĩa, rồi rắc hoa ngọc lan lên là được.

Công dụng: trị ho, làm tan đờm, lợi tiểu.

Món ăn từ hoa ngọc lan

Canh hoa ngọc lan - đậu xanh:

Nguyên liệu: 5 bông hoa ngọc lan, 4 lạng đậu xanh, 2 thìa to đường phèn.

Cách làm: đậu xanh vo sạch, thêm 4 bát nước, đun to lửa đến lúc sôi chuyển sang nhỏ lửa, rồi đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Hoa ngọc lan tách thành từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đợi đậu xanh chín nhừ, thêm đường phèn vào khuấy đều, tắt lửa, sau đó cho hoa vào là được.

Công dụng: thanh nhiệt, giải nóng, giải khát.

Trà hoa ngọc lan:

Nguyên liệu: 2 bông hoa ngọc lan, 1 thìa trà xanh.

Cách làm: hoa ngọc lan tách thành từng cánh, cho vào nước muối rửa sạch, để ráo nước, cho vào cốc. Đổ nước vào cốc, rồi cho trà xanh vào, đợi có hơi bốc lên là có thể uống.

Công dụng: thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng làm đẹp da.

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám