Hotline: 0969771256

Đặc tính và những bài thuốc tuyệt diệu từ Hồng hoa

Ngày 19 Tháng 08 Năm 2024

HỒNG HOA

Cây hồng hoa

Đặc tính Hồng hoa

Công dụng: hoạt huyết, tan vết bầm tím.

Hồng hoa là thực vật họ cúc, hoa có màu hồng nên gọi là hồng hoa, tên khoa học là Flos Carthami, tên thực vật là Carthamus tinctorius L. Cây này trước đây được trồng nhiều nhất ở Hà Giang. Vòng đời của hoa kéo dài từ 6 đến 7 tháng, vòng đời của quả từ 8 đến 9 tháng, hoa và quả đều có thể làm thuốc. Hoa thường được thu hái vào mùa hè khi ngả màu đỏ tươi, sau đó phơi khô trong bóng râm.

Tính theo vị Đông y, hồng hoa có vị cay, ấm, vào hai kinh tâm và can. Có tác dụng hoạt huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, kinh nguyệt xấu, mất kinh, khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng, đau bụng sau khi sinh, có khi dùng uống cho ra thai lưu trong bụng, tan vết bầm tím, tổn thương do bị ngã, sưng u, két báng ở bụng, khó sinh, máu tụ sau khi sinh, giải nhiệt ra mồ hôi. Ngoài ra, hồng hoa còn dùng trong bệnh viêm phổi và viêm dạ dày. Liều dùng trung bình mỗi ngày 3-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Khi được dùng làm thuốc, hồng hoa thường ở dạng hoa phơi hay sấy khô.

Lưu ý: phàm không ứ, trệ không được dùng. Phụ nữ mang thai không được dùng vì có tác dụng làm hưng phân tử cung.

Các bài thuốc từ cây hồng hoa:

- Trong "Yếu lược Kim Quỹ" có ghi: 1 lạng hồng hoa sắc với 1 lít rượu sắc cho cạn một nửa, lấy một nửa uống, khi bệnh chưa khỏi thì vẫn uống tiếp. Trị các bệnh phong và đau nhói khí huyết trong bụng của phụ nữ.

- Phụ nữ ăn hồng hoa hoặc uống nước hồng hoa nấu với rượu đều có tác dụng làm giãn nở các khớp chân tay và trị các bệnh mãn tính phụ khoa, tác dụng tiêu sưng phù rất tốt, đặc biệt đối với người bị sưng mặt, sưng chân trong kì kinh nguyệt.

- Lượng vừa phải hồng hoa ngâm với rượu dùng để bôi trị chứng thối loét (vì nằm liệt giường). Hồng hoa cũng có ích khi bị trẹo hoặc xuất huyết dưới da do va đập bị tổn thương, sưng phù, căng cơ bắp mãn tĩnh...

Đồ ăn biển của Tây Ban Nha hay dùng cùng với hồng hoa, vừa để thêm màu sắc đẹp, vừa làm cho món ăn thơm ngon hơn, có lợi cho tuần hoàn tiêu hóa. Các thuốc bổ của Đông y thường dùng hồng hoả kết hợp với nhân quả óc chó hoặc hoa đào.

Dầu hồng hoa trị các nốt muỗi, côn trùng đốt, sưng bầm tím do bị ngã, thậm chí xoa huyệt trung quán ở vùng bụng (trên rốn 4 phân) trị đau dạ dày, xoa huyệt trung cực (dưới rốn 4 phân) trị chứng bàng quang đau cấp, xoa huyệt thận du, chí thất trị đau do sỏi thận, xoa huyệt đầu cám (khu huyệt thái dương) trị chứng hơi đau đầu, xoa huyệt ế phong (sau tai) trị chóng mặt, say xe... cũng có thể lấy hồng hoa ngâm rượu hoặc ngâm giấm.

5 loại hoa: hồng hoa, hoa hợp hoan, hoa kim châm, hoa hồng nhung, hoa đào đều có tác dụng giải tỏa cơn bực bội của những người nóng giận, cần dự phòng để sử dụng thường xuyên. Nếu người bị ngã, va đập hoặc bị tổn thương bên trong do đánh nhau, có thể lấy cả 5 loại hoa trên ngâm vào với rượu, sau 3 ngày có thể uống một ít trước khi đi ngủ. Dùng liền trong 15 ngày sẽ đem lại hiệu quả cao. Nếu không đủ 5 loại, có thể chọn 3 loại hoa bất kì trong số đó cũng được.

Trà hồng hoa và đào nhân:

Nguyên liệu: 0,05 lạng đào nhân, 0,02 lạng hồng hoa.

Cách làm: Đào nhân đập vỡ, cho vào lưới lọc cùng với hồng hoa. Rồi đổ nước đang sôi sùng sục vào, khoảng 20 giây sau có thể lấy lưới lọc ra, lọc bã đi rồi uống.

Công đụng: hoạt huyết, tan vết bầm tím, cải thiện tình trạng chậm kinh, kinh nguyệt ra ít.

Chống chỉ định: phụ nữ mang thai không được uống.

Cháo hồng hoa

Nguyên liệu: 0,1 lạng hồng hoa, 1 cốc gạo trắng.

Cách làm: Hồng hoa sắc với 4 bát nước, đun to lửa đến lúc sôi thì chuyển sang đun nhỏ lửa, đun khoảng 10 phút, lọc lấy nước. Gạo trắng vo sạch, cho nước hồng hoa vào ninh, đun to lửa, sôi lên thì chuyển sang đun nhỏ lửa, đun khoảng 20 phút là được, ăn nóng.

Công dụng: cải thiện tình trạng bể kính, tụ máu đau bụng sau khi sinh của phụ nữ.

Canh sinh hoá:

Nguyên liệu: 0,3 lạng đương quy, 0,2 lạng xuyên khung, 0,5 lạng cỏ ích mẫu, 0,1 lạng gừng sao, 0,2 lạng đào nhân, 0,1 lạng hồng hoa, 0,3 lạng đỗ trọng rang, 0,1 lạng cam thảo sao.

Cách làm: Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 5 bát nước, đun to lửa đến lúc sôi thì chuyển sang đun nhỏ lửa. Đun đến khi cạn còn khoảng 2 bát, lọc bã lấy nước làm trà uống hết trong 1 ngày.

Công dụng: giúp sản phụ loại bỏ khí hư bài tiết sau khi sinh.

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám