Công dụng: thanh nhiệt, giải độc
Hoa kim ngân thuộc họ nhẫn đông, còn gọi là ngân hoa, kim hoa, nhẫn đông hoa.
Kim ngân hoa có tên dược là Flos lonicerae, tên thực vật là Lonicera japonicathunb L lonicera hypoglauca Miq, còn tên thường gọi là Honeysuckle flower (kim ngân hoa) Lonicera flower.
Kim ngân là loại thân dây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn.
Hoa hình ống, xẻ hai môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, phiên của tràng dài gần bằng ông tràng, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyên màu vàng, cùng một lúc trên cây có hoa mới nở màu trắng như bạc, lại có hoa nở đã lâu màu vàng như vàng cho nên có tên là kim ngân (kim là vàng, ngân là bạc). Cây kim ngân xanh tốt vào mùa đông nên còn có tên là nhẫn đông, nghĩa là chịu đựng được mùa đông.
Kim ngân thường được trồng làm cảnh hoặc hàng rào, mọc nhiều tại các tỉnh miền núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thái Nguyên... Nhiều nơi đã trồng lấy hoa và cành lá làm thuốc.
Vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, lúc sáng sớm, sương vừa khô, ngắt nụ hoa bỏ lên chiếu phơi khô dưới nắng hoặc trong bóng râm, nhưng phải đảo liên tục, nếu không sẽ dễ bị đen, không được phơi nụ hoa dưới nắng gắt, để nơi khô ráo thoáng mát, nêu không dễ bị đổi màu, sinh ròi bọ. Nếu hái hoa, cần hái vào lúc hoa sắp nở hay khi hoa mới nở, màu còn trắng chưa chuyển vàng. Khi hái, có thể hái hoa riêng, cành lá riêng nhưng có thể hái hoa kèm theo một ít cành lá rồi về nhà phân chia cành lá riêng, hoa riêng.
Hoa kim ngân vị ngọt, tính lạnh, hợp với kinh mạch phổi, dạ dày, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trị ghẻ lở, nhọt độc ngứa, dị ứng, thấp khớp, chữa trị ung nhọt, sốt, nhiệt, kiết Iị, sưng tấy, trị lậu, xích du, bệnh động kinh, giang mai. Những người nhiều mụn nhọt nhưng tỳ vị yếu thì không được dùng. Theo nhiều nghiên cứu, hoa kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga... Nếu dùng nước sắc hoa kim ngân có tác dụng hơn các dạng bào chế khác.
Lấy hoa kim ngân pha nước uống thay chè. Uống thường xuyên thấy nhẹ người, tăng tuổi thọ. Nhưng những người tỳ vị hư hàn không có nhiệt độc không nên dùng. Một số người uống kim ngân bị lỏng phân, chỉ cần giảm liều xuống là hết.
Trị cảm cúm: hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh nhiều loài vi sinh vật gây bệnh, được dùng làm thuốc hạ sốt, điều trị bệnh cúm do phong nhiệt, virus. Ngày dùng 4-6g hoa hay 10-16g cành lá dưới dạng thuốc sắc, pha với nước sôi hoặc hoàn, tán. Dùng riêng hay phối hợp với các vị khác.
Hoa kim ngân, liên kiều, đại thanh căn, lư căn, cam thảo mỗi loại 0,3 lạng, nấu nước uống thay trà, mỗi ngày một liều, một đợt điều trị từ 3 đến 5 ngày, có thể phòng tránh dịch viêm não, virut viêm ruột...
Trị cúm do phong nhiệt: kim ngân, liên kiều mỗi vị 40g; bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử mỗi vị 24g; cam thảo, đậu sị (đậu đen chế biến) mỗi loại 20g; 16g hoa kinh giới, 4g lá tre. Tất cả tán bột, mỗi lần dừng 24g sắc uống, ngày 3-4 lần.
Trị cảm mạo: kim ngân 4g, tía tô, kình giới, cam thảo đất, cúc tần mỗi vị 3g, gừng 3 lát, sắc uôhg.
Cuốn "Ôn bệnh điêu biện" có viết: ngân kiều tán cùng hoa kim ngân, liên kiều mỗi loại 1 lạng, cát cánh, bạc hà, hạt ngưu báng mỗi loại 0,6 lạng, cam thảo, đậu cổ mỗi loại 0,5 lạng, lá trúc, bông kinh giới mỗi loại 0,4 lạng, 0,6 lạng chử vi tán, và gốc sậy tươi sắc nước uống, trị những bệnh dịch mới xuất hiện, cũng có thể dùng để giải nhiệt và giải khát.
Trị mụn nhọt, sốt, cảm: 40g hoa kim ngân, 40g liên kiều, 16g kinh giới tuệ, 24g cát cánh, 20g đạm đậu sị, 24g bạc hà, 24g ngưu bàng tử, 16g đạm trúc diệp. Tất cả sấy khô tán bột. Có thể làm thành viên. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 12g bột.
Trị mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc một số trường hợp dị ứng: 8g kim ngân 6g (nếu là hoa) hoặc 12g (nếu là cành và lá), (có thể cho thêm 3g ké đầu ngựa) sắc với 100ml nước đến khi còn 10ml, cho thêm đường cho đủ ngọt rồi đóng vào ống hàn kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15 phút đến nửa giờ là uống được. Người lớn: ngày uống 2 đến 4 liều như trên; trẻ em uống từ 1 đến 2 liều.
Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: lấy 6g hoa kim ngân, 3g cam thảo sắc với 200ml nước còn 100ml, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
Bột hoa kim ngân pha với nước đường trắng trị bệnh đi kiết ra máu, pha với nước đường vàng trị kiết bạch, nước hoa kim ngân tươi trị các loại mụn nhọt đã vỡ hoặc chưa vỡ, hoặc bắt đầu phát sốt, trị cả mụn đầu đinh có ngòi, viêm họng, viêm amiđan cấp phát, còn lấy bã đắp có tác dụng tán khí hoạt huyết, khử độc, chống suy kiệt.
Hoa kim ngân, hoa cúc dại lấy lượng bằng nhau nấu nước uống, trị mẩn ngứa, lên đậu, đau quằn quại, vết thương bị nhiễm trùng, nội nhiệt ở gan, ruột, dạ dày; có thể cho thêm liên kiều, hoàng cầm, lá đại thanh hoặc gốc đại thanh, khi mụn nhọt mới nổi trở lại nên dùng 0,25 kg hoa kim ngân sắc với 4 bát nước, để cạn còn 2 bát thì thêm 2 lạng đương quy vào, đun đến khi cạn còn 1 bát, uống hết liền một hơi, nếu bị nhọt vú thì cho thêm hoàng kỳ và cam thảo.
Nguyên liệu: 100g ngân hoa, 10 gr bạc hà, 30 gr đậu xanh, 10 gr lá tre, đường cát.
Cách làm: sau khi rửa sạch tất cả, cho ngân hoa, bạc hà và lá tre cùng hai lít nước vào nồi nấu trong một giờ. Lọc lấy nước, bỏ xác, cho đậu xanh và một ít gạo vào cùng nước trên và nấu đến chín, sau đó cho vào một ít đường là dùng được.
Công dụng: ngân hoa có tính hàn, vị cam, đi vào kinh phế, vị, tâm của cơ thể, giúp thanh giải nhiệt độc, trừ ưng nhọt. Bạc hà có tính bình, vị hơi đắng, vào kinh tỳ, thận. Lá tre có tính hàn, vị cam, đi vào kinh tâm, phế giúp thanh nhiệt, trừ phiền. Đậu xanh tính hàn, vị cam, đi vào tỳ, vị, có công năng thanh nhiệt, giải độc... Món cháo ngân hoa - bạc hà có công dụng chủ trị toàn thân nhức mỏi; đau đầu; cơ thể không ra mồ hôi; chứng ớn gió, phát sốt... Nhưng lưu ý, người đang đi tiêu lòng, ăn uống kém, tiểu nhiều, thì không nên dùng.
Nguyên liệu: 0,05 lạng hoa kim ngân, 1 quả mướp, 1 nhánh hành, 1 thìa to dầu ăn, 1 thìa nhỏ muối.
Cách làm: hoa kim ngân tráng sạch bằng nước ngọt, hành bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc. Mướp gọt vỏ, cắt thành lát mỏng. Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, phi thơm hành, cho mướp vào xào, thêm muối vào đảo nhanh, cho hoa kim ngân vào, chuyển sang nhỏ lửa đun cho mướp nhừ là được.
Công dụng: nên ăn vào mùa hè nóng bức, có tác dụng thanh nhiệt.
Nguyên liệu: 0/5 lạng hoa kim ngân, 1 củ cải, 1 cây hoa tím, 1 thìa nhỏ muối.
Cách làm: hoa kim ngân tráng sạch bằng nước ngọt. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát; cây hoa tím bỏ đầu ráp đi rửa sạch cắt nhỏ. Cho củ cải với 6 bát nước vào nồi ninh, đợi củ cải chín thì cho hoa kim ngân vào, khi củ cải nhừ thì thêm gia vị, lúc này có thể vớt hoa kim ngân ra, cho cây hoa tím vào là được.
Công dụng: giải khát, cải thiện tình trạng nổi mẩn vào mùa hè những người hay bị nhiễm lạnh không nên dùng.
Nguyên liệu: 0,1 lạng hoa kim ngân.
Cách làm: hoa kim ngân rửa sạch để ráo nước, cho vào cốc lọc. Rót nước vừa đun sôi vào ngâm 1 phút rồi nhấc cốc lọc ra, có thể ngâm nhiều lần nước, người thích ngọt có thể thêm đường phèn vào khuấy đều rồi uống. Cho thêm đá vào uống cũng được.
Công dụng: phòng trúng gió, cảm cúm, viêm ruột, dạ dày.
Share: