Công dụng: điều kinh, lợi tiểu
Hoa nhài thuộc họ nhài tím, hoa có màu trắng, vàng, đỏ tía hoặc màu lốm đốm, nở vào lúc xế chiều, có mùi rất thơm. Hoa nhài còn có loại nhài đơn, nhài kép, mạt lị.
Hoa nhài vị ngọt đắng, trung tính hơi hàn, hợp với kinh mạch tim, tỳ, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu phù, hoạt huyết, làm tan máu tụ, điều kinh, lợi tiểu, trị lao phổi, thổ huyết, viêm khớp cấp tính, nhiễm trùng niệu đạo, bệnh lậu, tiểu ra máu, tiểu dưỡng trấp, viêm tuyến tiền liệt, bệnh khí hư, tiểu đường, ung nhọt, mụn cam.
Hoa nhài được trồng lấy hoa để ướp chè hay làm thơm thức ăn. Muốn dùng rễ hoa nhài, ta đào rễ lên, rửa sạch rễ rồi phơi hay sấy khô để dùng dần. Có thể đào rễ quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu, đông. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa và lá.
Chữa mắt đau sưng đỏ: dùng lá nhài nấu nước xông và rửa mắt hoặc sắc hoa dùng để rửa mắt. Liều dùng 2-4g hoa khô.
Chữa lỵ: pha hoa nhài với nước nóng (như pha chè) hay sắc uống.
Hoa nhài giã nát, trộn thêm mật ong vào, dùng để ăn, giúp trị chứng ho ra máu, cho thêm nước vào nấu lên ăn, có thể thông tiểu tiện, giúp ích cho việc chữa bệnh nhiễm trùng niệu đạo.
Lấy 30g hoa nhài, 1 lạng đậu phụ, hầm với nước sôi để ăn, trị ung phổi, ho hen, tức ngực, suyễn, thở khó.
Lấy 30g hoa nhài nấu trà uống, trị kiết lị, thêm 0,5 lạng râu ngô, cải thiện chức năng của ruột, dạ dày, giải khát, tiêu sầu.
Lấy 50g hoa nhài, 2 lạng tụy lợn, 0,3 lạng ngân hạnh, thêm nước vào ninh khoảng 1 tiếng (đun to lửa đến lúc sôi thì chuyển sang nhỏ lửa), trị chứng khô miệng, đi tiểu nhiều, nhanh đói, tức ngực, trướng bụng, tâm thần bất an.
Lấy 1 lạng hoa nhài, 3 lạng đậu phụ nấu canh ăn, trị ho, nóng phổi, nội nhiệt phần dưới cơ thể, tiểu tiện, đại tiện khó, bả vai đau.
Lấy 1 lạng hoa nhài, 3 lạng móng giò lợn, nấu canh ăn, trị đau khớp gối, hông, chân kiệt sức.
Lấy 0,5 lạng hoa nhài, 0,5 lạng hoàng tinh, hầm với 3 lạng thịt lợn, chữa bệnh đi ngoài ra máu.
Lá cây hoa nhài tươi rửa sạch, giã nát, vắt nước, bôi vào chỗ bị ghẻ lở, viêm tuyến vú, hoặc thêm đường đen, đắp ngoài các mụn nhọt.
Rễ cây hoa nhài nấu lên làm trà để uống, trị kinh nguyệt không đều; thêm 1 lượng như thế rễ cây bản lam vào, nấu uống, trị chứng thối cổ tử cung.
Chữa mất ngủ: 16g hoa nhài, 6g thạch xương bổ, 10g trà xanh, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Nguyên liệu: 1 thìa nhỏ hoa nhài khô, 1 thìa to trà hương 1 thìa nhỏ mật ong.
Cách làm: hoa nhài khô dùng nước đun sôi tráng sạch, để ráo nước. Cho hoa nhài và trà hương vào ấm trà, đổ khoảng 350ml nước nóng vào ngâm, khoảng 5 phút sau có mùi thơm là uống được. Người thích ngọt thì cho thêm mật ong vào, khuấy đều, uống lạnh sẽ ngon hơn.
Công dụng; làm tinh thần sảng khoái, đầu óc tỉnh táo, giải tỏa phiền muộn.
Nguyên liệu: 20 bông hoa nhài tươi, 6 lạng măng tây, 1 thìa to dầu ăn, 1 thìa nhỏ muối.
Cách làm: hoa nhài tách riêng từng cánh, rửa sạch bằng nước muối, để ráo. Măng tây gọt bỏ phần đầu, vỏ ráp, rửa sạch, cắt thành những đoạn nhỏ. Đun nóng dầu ăn, cho măng tây vào xào, cho muối vừa ăn, lúc sắp bắc nổi xuống thì rắc hoa nhài vào, đảo nhanh tay một chút là được.
Công dụng: nhuận tràng, thông tiện, thanh nhiệt giải độc.
Nguyên liệu: 20 bông hoa nhài tươi, 1 bìa đậu phụ, 1 thìa to dầu ăn, 1 thìa to xì dầu, 1 thìa nhỏ đường.
Cách làm: hoa nhài tươi cho vào nước muối rửa sạch, để ráo nước. Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng, cho vào rán vàng 2 mặt. Cho gia vị vào hoa nhài và đậu phụ, thêm 2 thìa nước, đun nhỏ lửa khoảng 3 phút là có thể tắt bếp.
Công dụng: làm đẹp, sạch ruột, giữ thân hình nhỏ nhắn.
Share: