Từ lâu, hoàng tinh đã được biết đến như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vậy, đặc điểm và công dụng của loài cây này như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về hoàng tinh.
Tên khác: Kim thị hoàng tinh, Cứu hoang thảo
Tên khoa học: Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.
Bộ phận dùng: Củ (thân rễ).
Tính vị - Quy kinh
Vị ngọt tính bình vào 3 kinh tỳ, phế và vị.
Bổ tỳ, nhuận phế sinh tân, dùng chữa tỳ vị hư nhược, phế hư sinh ho, tiêu khát.
Sách Bản thảo cầu chân ghi: Hoàng tinh bổ trung ích khí, bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, cứng gân cốt và trừ phong thấp. Nhưng nếu là chứng đờm thấp thì không nên dùng vì sẽ bị nhiều đờm thêm.
Sách Nhật hoa chư gia bản thảo ghi: Hoàng tinh bổ ngũ lao, thất thương, mạnh gân cốt, ích tỳ vị, nhuận tâm phế.
Bài 1: Bài thuốc bổ khí an thần
Tác dụng kiện tỳ an thần. Chữa chứng suy nhược cơ thể, ăn ít ngủ ít, mệt mỏi sút cân.
Hoàng tinh 16g, Xuyên khung 6g, Đương quy 6g, Viễn trí 10g, Thạch xương bồ 6g, Sa nhân 6g, Hạt sen 8g, Ý dĩ 16g, Táo nhân 12g, Long nhãn 12g, Đẳng sâm 12g, Tục đoạn 12g, Cao khỉ 30g, Mật ong 300g.
Cách dùng: Tán bột làm viên, ngày dùng 12 - 16g.
Bài 2: Bổ hư, ích tinh khí dùng hoàng tinh, củ kỷ tử hai vị bằng nhau phơi khô tán nhỏ viên mật to bằng hạt ngô mỗi bận uống 50 viên.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về hoàng tinh - loài thảo dược quý giá từ xa xưa. Hãy sử dụng hoàng tinh một cách hợp lý để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Nguồn: Sách Thuốc Bắc thường dùng - NXB Y học
Share: