Công dụng: thanh nhiệt, trị tê thấp
Hoa mào gà đỏ còn có tên gọi là bông mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu, kê quan, kê công hoa, kê cốt tử hoa, lão lai thiều, thuộc họ dền. Hoa mào gà có màu đỏ thẫm, đỏ tía, vàng, trắng, vàng cam, đỏ cam...
Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, hợp với kinh mạch gan, thận, có tác dụng thanh nhiệt, trị tê thấp, mát máu, cầm máu, làm tan hơi nóng, an thần, loại bỏ phiền muộn, trị kiết lị máu, trĩ chảy máu, thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, chảy nhiều máu, rò tinh, di tinh, đái buốt và ra máu, bệnh khí hư, rong huyết, rong kinh, băng huyết. Nhưng những người tích trệ không dùng được. Hoa mào gà đỏ thường được dùng như hoa mào gà trắng.
Hoa mào gà đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng, có các loại axit amin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như chất béo, axit folic, pantothenic, vitamin Bl, B2, B4, B12, C, D, E, K; các axit amin trytophan, lysine, 12 loại nguyên tố vi lượng, 50 loại men thiên nhiên, bao gồm cả enzyme và coenzyme, trong đó hàm lượng protein lên tới 73%. Cành và lá của cây mào gà đỏ có tính năng và tác dụng tương tự như hoa, nên thường được dùng để cầm máu và chữa các chứng viêm loét.
Lá và cây mào gà non có tác dụng trị bệnh trĩ, kiết lị, thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, bệnh sởi. Hạt của nó rất nhỏ, màu đen nhánh, có tác dụng cầm máu, mát máu, trị chứng đi tiếu ra máu, kiết lị màu, băng lậu, khí hư, chảy máu khóe mắt; vai, lưng cứng đau.
Trị cao huyết áp do nội nhiệt (hôi miệng, phân thối, người có mùi khó chịu, tính hay nổi nóng): lấy 30g hoa mào gà, 20g táo đỏ, nấu lấy nước uống. Bài thuốc này có thể cải thiện tình trạng tuần hoàn máu lên não không tốt.
Chữa di tinh: lấy 30g hoa mào gà, 20g kim anh tử, sắc để uống.
Chữa bệnh đậu mùa: lấy 20g hoa mào gà và 20g hoa hướng dương với 50g đường phèn, sắc để uống.
Chữa da nổi mề đay: dùng cả cây hoa mào gà nấu nước, uống ngày 3-4 bát và ngâm rửa vào chỗ nổi mề đay. Nếu nốt mất màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu nốt màu trắng thì dùng hoa mào gà màu trắng.
Chữa rết cắn: dùng cả cây hoa mào gà đỏ tươi, giã nát, đắp vào vết thương.
Chữa nhọt độc vùng gáy: hoa mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi, lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, cho thêm ít đường đỏ, đắp vào nơi bị tổn thương.
Chữa tăng huyết áp: hoa mào gà 3-4 bông, hồng táo 10 quả, sắc để uống hằng ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá:
Chữa dạ dày, ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, đi ngoài ra máu, tiểu ra máu, kinh nguyệt nhiều ngày không hết: lấy 10g hoa mào gà đỏ khô (nếu hoa tươi dùng 25-30g) sấy khô, tán nhỏ. Chia làm nhiều lần, uống trong ngày. Mỗi lần uống l-2g.
Chữa lỵ trực khuẩn hoặc amip: lấy hoa mào gà sắc với rượu uống. Nếu phân có máu thì dùng hoa màu đỏ, còn phân chi có nhày thì dùng hoa màu trắng.
Chữa kiết lỵ: lấy 15-20g hoa mào gà đỏ sắc, với nước uống. Nếu phân có lẫn máu thì hòa thêm đường đỏ.
Trị chứng đi tiện ra máu: hoa mào gà sao nghiền thành bột, hãm với nước sôi rồi uống.
Chữa lòi dom ra máu: sắc cả hoa và hạt lấy nước uống. Ngày uống 8-15g. Có thể phơi khô, tán nhỏ, chế thành thuốc viên, chia làm nhiều lần, uống trong ngày. Hoặc sao 30g hoa mào gà trắng, 30g tông lư thán, 30g khương hoạt, rồi tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm; Hoặc lấy hoa mào gà đỏ, phòng phong, liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn với hồ gạo, làm thành viên to bằng hạt đậu. Ngày uống 2-3 lần với nước cơm hoặc cháo loãng vào lúc đói, mỗi lần 7-10 viên.
Chữa viêm đường tiết niệu: Lấy 15g hoa mào gà, 15g rau đắng, 30g thài lài, sắc lấy nước uống.
Chữa đi tiểu buốt ra máu: Lấy hoa mào gà trắng, đốt tổn tính, mỗi ngày uống 15-20g với nước cơm hoặc lấy 15g hoa mào gà, sắc lấy nước uống.
Các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ:
Lấy 30g hoa mào gà, nấu canh; Hoặc nấu 2 thìa bột hoa mào gà thành cháo ăn, trị chứng chảy nhiều máu, khí hư có màu, có thể dùng rượu pha với bột hoa mào gà.
Chữa khí hư: nếu là khí hư màu trắng thì dùng hoa mào gà trắng, nếu là khí hư màu đỏ thì dùng hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g vào sáng sớm khi đói. Hoặc lấy 15g hoa mào gà trắng, 9g bạch truật, 9g bạch linh, 30g bông mã đề tươi, 2 quả trứng gà, sắc để uống.
Chữa tử cung xuất huyết cơ năng: 15g hoa mào gà, 12g mai mực, 12g đậu ván trắng, sắc nước uống hàng ngày.
Bể kinh: lấy 24g hoa mào gà tươi, hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
Kinh nguyệt quá nhiều: hoa mào gà, lượng vừa đủ, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g khi đói với một chút rượu; Hoặc lấy hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9g với nước ấm.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không điều hòa:
Dùng cả cây hoa mào gà đỏ khô 30g, tán thành bột mịn, hòa với rượu, uống vào lúc đói bụng.
Lấy hoa mào gà đỏ và trắng, mỗi loại 9g, sắc uổng.
Lấy 15g hoa mào gà trắng, 12g long nhãn hoa, 9g ích mẫu thảo và thịt lợn nạc lượng vừa đủ để hầm ăn, nếu có kèm khí hư thì cho thêm 9g vỏ trắng rễ tần bì.
Chữa rong huyết, rong kinh, băng huyết: lấy 24g hoa mào gà khô, sắc để uống. Hoặc lấy hoa mào gà và trắc bá diệp, lượng bằng nhau, sao cháy tổn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
Bài thuốc chữa ho ra máu:
Thố huyết: hoa mào gà, dùng cả cây, lượng vừa đù, sắc uống. Hoặc dùng 15-24g (loại khô dùng 6-15g) hoa mào gà trắng tươi, hầm với phổi lợn, lượng vừa đủ trong 1 giờ, rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.
Ho ra máu: lấy 30g hoa mào gà trắng, 30g trắc bá diệp, 30g cỏ nhọ nồi, sắc để uống. Hoặc dùng bài 24g hoa mào gà tươi, 30g rễ cỏ tranh tươi, sắc để uống.
Chữa thổ ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam: lấy hoa mào gà, tẩm với giấm, đun sôi, rồi phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, chiêu bằng rượu ấm.
Hoa mào gà xào tôm nõn:
Nguyên liệu: 3 bông hoa mào gà, 2,5 lạng tôm nõn, 2 nhánh hành, 1 mẩu gừng non, 1 thìa to dầu ăn, 1 thìa nhỏ mum, 1 thìa nhỏ rượu nếp.
Cách làm: Hoa mào gà bỏ hạt, rửa sạch, xé ra, ngâm nước. Tôm nõn rút ruột, rửa sạch, để ráo nước. Hành cắt rễ và đầu lá đi, rửa sạch, cắt đoạn. Gừng rửa sạch, thái nhỏ bằng cái đinh. Đun nóng dầu ăn, cho tôm nõn và hành vào xào, cho tiếp hoa mào gà vào và nêm muối vừa ăn, xào nhanh, đợi tôm chín là được, bày ra đĩa.
Công dụng: cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra liên tục ở phụ nữ.
Thịt vịt xào hoa mào gà:
Nguyên liệu: 1 cái lườn vịt, 3 bông hoa mào gà, nửa quả ớt đỏ, 1 quả dưa chuột nhỏ, 1 thìa to dầu ăn, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ rượu, 1 thìa nhỏ xì dầu.
Cách làm: thịt vịt bỏ da và xương đi, thái lát mỏng, rửa sạch, để ráo nước, thêm xì dầu và rượu vào. Ớt đỏ bỏ hạt, rửa sạch, thái nhỏ; dưa chuột rửa sạch, bỏ đầu, thái lát mỏng. Hoa mào gà bỏ hạt, rửa sạch, tách riêng từng cánh, ngâm trong nước. Đun nóng dầu ăn, cho thịt vịt vào xào trước, tiếp tục cho hoa mào gà, ớt, muối và 1 thìa nước vào xào, đợi thịt vịt chín là được.
Công dụng: bổ âm, mát máu, giải phong nhiệt.
Rượu hoa mào gà:
Nguyên liệu: 1 lạng rễ cây hoa mào gà, 2 bát rượu nếp.
Cách làm: gốc hoa mào gà rửa sạch, để ráo, cho vào đun nhỏ lửa với rượu nếp, khoảng 15 phút, bỏ bã lấy nước, uống làm nhiều lần, mỗi lần uống một lượng nhỏ.
Công dụng: trị chứng xuất huyết, đau bụng sau khi sinh.
Hoa ngọc kê:
Nguyên liệu: 150-200g hoa mào gà đỏ, một con gà mái.
Cách làm: làm thịt gà, nấu chín một nửa, sau đó cho hoa mào gà vào nấu tiếp cho chín nhừ, thêm mắm muối gia vị cho vừa miệng.
Công hiệu: Đây là món ăn tổng hợp đạm thực vật và động vật, có tác dụng tăng lực và bổ khí huyết, dùng cho trường hợp lao lực và mắc các chứng xuất huyết.
Share: