Công dụng: bố gan, mật
Thu hải đường còn được gọi là bát nguyệt xuân, hoa tương tư... Trong thiên nhiên có hàng trăm loại thu hải đường. Thu hải đường có vị đắng, chua chát, tính mát, hợp với kinh mạch tim, gan, tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, hoá thực, tan vết thương bầm tím, làm mát máu, cầm máu, chảy máu cam, ho ra máu, điều hòa kinh nguyệt, an thần, bố gan, bổ mật, thố huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, khí hư, kiết lị, cổ họng sưng đau và các mụn nhọt, mụn độc...
0,3 lạng thu hải đường, đường đen và đường trắng mỗi loại 0,1 lạng, nâu làm trà uống, trị kiết đỏ, kiết bạch.
0,2 lạng thu hải đường, 0,3 lạng cốt toái bổ, 0,5 lạng tang kí sinh, nấu làm trà uống, trị tê đau do phong thấp.
0,3 lạng thu hải đường, 0,2 lạng đương quy, nấu làm trà uống, trị kinh nguyệt không đều, băng lậu, khí hư.
0,3 lạng thu hải đường, 0,2 lạng cát cánh, 2 lạng phổi lợn, nấu canh, lúc đã chín, bỏ phổi đi, uống canh, trị tức ngực, thở hổn hển, thổ huyết.
Thu hải đường và hoa lạc thần mỗi loại 0,2 lạng, nấu làm trà uống, giúp tinh thần, đầu óc tỉnh táo, loại bỏ mệt mỏi.
Thu hải đường và hoa lựu mỗi loại 0,2 lạng, nấu làm trà uống, điều hòa kinh nguyệt, trị bệnh khí hư, giúp chân tay khỏe mạnh.
Thu hải đường và hoa lăng tiêu, mỗi loại 0,5 lạng, ngâm rượu nếp 3 ngày, trị các vết thương bầm tím, tụ máu.
0,5 lạng rễ thu hải đường tươi, thêm 2 bát nước sôi để nguội, vò nát, lấy nước, ngậm súc miệng nhiều lần, trị chứng đau họng. Rễ thu hải đường nghiền nhỏ, mỗi lần uống 0,2 lạng với nước nóng, trị chứng đau họng, đau tức lồng ngực, miệng khô đắng.
Cá hấp thu hải đường:
Nguyên liệu: 10 bông hoa thu hải đường tươi, cá tuyết cắt lát, nửa thìa gừng thái sợi nhỏ, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ rượu mùi.
Cách làm : Thu hải đường tách thành từng cánh, rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Cá tuyết rửa sạch, cho vào đĩa hấp, rắc muối và gừng sợi, tưới rượu mùi lên, rồi cho hoa thu hải đường vào, bỏ vào nổi hấp, đun to lửa đến khi sôi thì chuyển sang nhỏ lửa, khoảng 10 phút là có thể tắt bếp, ăn ngay khi nóng.
Công dụng: làm tan vết bầm tím, tụ máu.
Sinh tố thu hải đường:
Nguyên liệu: 10 bông hoa thu hải đường tươi, 1 đoạn nhỏ cà rốt, 1 cây hoa tím, 1 thìa đường Fructoza.
Cách làm: Hoa thu hải đường tách thành từng cánh, rửa sạch bằng nước muối, để ráo. Cà rốt gọt vỏ, cắt thành các đoạn nhỏ, cây hoa tím bỏ rễ, cắt thành các đoạn nhỏ. Cho cả hai thứ trên và 300ml vào máy xay sinh tố đánh đều, thêm đường Fructoza vào, khuấy đều là được.
Công dụng: thanh nhiệt, loại bỏ mùi hôi cơ thể.
Thu hải đường chiên giòn:
Nguyên liệu: 300g bông thu hải đường, 300g khoai tây, 30g nấm đông cô, 5 miếng tàu hũ trắng, 100g bột chiên giòn, 100g bột chiên xù, 1kg củ sắn, 1 cây cần tây, mè vàng, nước tương, đường, tắc, kiệu.
Cách làm: bông thu hải đường bỏ nhụy vàng, rửa sạch. Nấm đông cô ngâm mềm, băm nhuyễn, trộn cùng khoai tây luộc chín, tán mịn, cho 1/2 muỗng cafe nước tương, 1/2 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe tiêu. Tàu hũ trắng cắt tam giác, kích thước 30 X 30 X 40mm. Củ sắn ép lấy nước, trộn với bột chiên giòn, hơi sền sệt là được. Cần tây chẻ sợi mành, cắt một đường giữa miếng tàu hũ để nhồi khoai tây trộn nấm đông cô và một vài nhánh thu hải đường, cần tây, sau đó nhúng miếng tàu hũ nhồi vào bột chiên xù, lăn qua bột chiên giòn và mè vàng rồi chiên vàng trong dầu. Khi ăn, chấm với nước tương tắc kiệu.
Lưu ý: chỉ có loại thu hải đường hoa đỏ từng chùm mới ăn được, cánh hoa khi ăn sống có vị chua, chứa rất nhiều vitamin C. Có thể thay nước ép củ sắn bằng nước nấu củ cải trắng để trộn bột chiên giòn.
Canh cá - Thu hải đường:
Nguyên liệu: 5 bông hoa thu hải đường, 0,1 lạng đương quy, 6 lạng cá cắt lát, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ bột thái bạch.
Cách làm: cá trộn đều với bột thái bạch. Hoa hải đường tách từng cánh, rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Cho 3 bát nước vào nổi đun sôi, cho cá, đương quy, thu hải đường vào, đun to lửa đến lúc sôi chuyển sang nhỏ lửa, đun khoảng 5 phút, thêm muối vào khuây đều, tắt bếp, bày ra bát.
Công dụng: cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều của phụ nữ.
Share: