Công dụng: lợi tràng, thông tiện
Hoa đào là loại hoa thuộc họ tường vi, hoa nở trước lá, gần giống hoa anh đào. Hoa đào vị đắng, ôn tính, không độc, hợp với kinh mạch gan, dạ dày, tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, thông tiểu tiện, dùng ngoài để trị trĩ, phù thũng, tê phù, tiêu đờm, đại tiện, kinh nguyệt không đều, đau vùng tim, mụn nhọt (mụn ở chân, mụn ở mũi, mụn ở âm đạo, mắt sưng).
Sau dịp Tết, bạn có thể hái hoa đào phơi khô rồi phơi khô trong bóng râm (phơi âm can), đảo tơi và bảo quản nơi khô ráo để làm thuốc dùng dần.
Lưu ý: phụ nữ mang thai không được dùng vì có tác dụng làm hưng phấn tử cung,
Hạt của hoa đào gọi là đào nhân, vị ngọt đắng, ôn tính, người xưa thường dùng kết hợp với hồng hoa trị bách bệnh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Đào nhân nấu với ngó sen rất có lợi cho phụ nữ mất kinh sau khi sinh: đào nhân, đương quy, thược dược đỏ, đường kính với lượng như nhau, sắc làm trà uống, chuyên trị chứng ra khí hư không sạch ở sản phụ, lượng dừng khác nhau hiệu quả sẽ khác nhau. Trong cuốn "Thương hàn luận" đời Hán, đào nhân kết hợp với cành quế, cam thảo, đại hoàng, natri suniat ngậm nước... trị bệnh kết bàng quang, đào nhân cũng có thể chữa đau răng và ù tai.
Lá đào vị ngọt, ôn tính, có chứa chất amygđalin, acid tarde, curmarin. Khi bị mụn nhọt, ghẻ ngứa, dân gian lây lá đào tươi, khô nấu nước tắm.
- Lấy hoa đào đã được phơi khô pha với rượu ẩm để uống, giúp thông tiện, tiêu đờm, tăng cường khả năng của thận, bàng quang, chuyên trị tê phù.
Cuốn "Thiên kim phương" đời Đường có ghi, 1 thìa bột hoa đào, sắc với nước uống, trị chứng khó đại tiện và đau bụng. Người xưa thường dùng hoa đào (tươi hoặc khô ngâm ướt) và bột mì làm mằn thắn (giống bánh trôi hoa quế) luộc chín thì ăn trong nửa ngày, chuyên trị tắc ruột, phân khô, bụng trướng đau. Tuy nhiên, tính thổ của hoa đào lợi cho đại tràng rất nhanh, chỉ nên dùng cho người bị táo bón, sưng phù mà cơ thể vẫn khỏe mạnh; còn người bị suy nhược thì không nên dùng nhiều, dùng lâu. Nếu không sẽ bị tổn thương nguyên khí.
- Chữa chứng cước khí, đau vùng tim: dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3-5g trong một ngày.
- Chữa chứng rụng tóc, hói đầu: lấy bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hoà với tro của rơm rạ.
- Chữa bệnh sốt rét: mỗi ngày dùng 3g hoa đào tán bột, uống với rượu ấm.
- Chữa bệnh kiết lỵ dai dẳng: dùng 10-15 bông hoa đào sắc uống, mỗi ngày 3 lần.
- Chữa bệnh đại tiện táo kết: sắc 10g hoa đào khô hoặc 30g hoa đào tươi với nước để uống.
Ngoài ra, hoa đào còn được dùng như một thứ dược mỹ phẩm để làm đẹp cho phụ nữ, nó được coi là vật quý tự nhiên nhất để rửa mặt hiện nay. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc trị các vết nám đen ở mặt:
Bài 1: Bài thuốc Bạch dương bì tán (vỏ cây bạch dương) được ghi trong sách "Trửu hậu phương dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín, dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g sau bữa ăn.
Bài 2: Lấy 50g hoa đào tươi, 50g nhân hạt bí đao (đông qua nhân), nghiền nhỏ hai thứ, trộn với mật ong rồi bôi lên da mặt mỗi ngày vài lần.
Bài 3: Lấy 250g đào tươi hoặc 150g đào tươi, 30g bạch chỉ ngâm với 1000ml rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml. Đồng thời, lấy 1 chút rượu thoa đều lên da mặt. Bài thuốc này có tác dụng hoạt huyết, nhuận da và làm đẹp, dùng trong trường hợp da dẻ nhiều nếp nhăn và kém tươi sáng.
Bài 4: Lấy 10g hoa đào, 15g hoa sen hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Bài thuốc này giúp cải thiện làn da nám và tàn nhang.
Ngoài ra, Danh y Tuệ Tĩnh đã để lại phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt Trong cuốn Nam dược thần hiệu: Hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta, vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô. Sau đó tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước âm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.
- Phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao: Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô trong bóng râm rồi tán thành bột mịn. Sau đó, vào ngày 7 tháng 7 chích lấy máu lượng vừa phải ở mào con gà ác trộn với bột hoa đào rồi thoa một lớp mỏng lên da mặt, sau 2-3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa, mịn màng.
- Bài thuốc Ngọc nhan tán có thể giúp phụ nữ có làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng: 200g hoa đào, 250g nhân hạt bí đao và 100g bạch dương bì. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.
- Bài thuốc Tam hoa trừ trựu dịch: hoa đào, hoa sen, hoa phù dung lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa mặt hàng ngày. Cũng có thể dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10ml.
- Giảm béo, làm cho da mặt hồng hào, tươi tắn: hái 300g hoa đào vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, phơi khô trong bóng râm rồi tán thành bột mịn, đựng trong bình kín, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.
- Chữa lớp da ở phía trên chân thường bị dị ứng, mọc mụn: (1) Lấy hoa đào và muối ăn lượng ngang nhau trộn đều, thêm giấm rồi đắp lên mụn; (2) Nếu mọc mụn tren mặt, rỉ ra nước vàng hoặc mủ, hoặc mắt mọc mụn: lấy bột hoa đào hoặc hoa đào nấu trà uống, người xưa cũng dùng để đắp ngoài nấm da đầu, mụn ở lưng. (3) Theo sách Thánh tễ tổng lục, để trị mụn nhọt ở vùng lưng: dùng bột hoa đào hoà với giấm đặc bôi lên chỗ bị mụn nhọt nhiều lần trong ngày.
- Trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt: (1) Dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hoà với mật mà bôi; (2) Lấy hoa đào và đan sa với liều lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3-4g vào lúc đói trong 10-20 ngày.
- Bánh hoa đào: trộn 30g hoa đào tươi với bột mỳ, đường, làm bánh nướng ăn.
- Củ cải xào hoa đào
Nguyên liệu: 20 bông hoa đào, 150g củ cải, 70g hành tây, 50g tương cà chua, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
Cách làm: hoa đào nhặt lấy cánh rửa sạch. Củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thêm rồi cho tôm, củ cải, hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.
Công dụng: bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc.
- Canh gà hoa đào:
- Nguyên liệu: 0,2 lạng hoa đào, 0,1 lạng cau, 1 cái đùi gà, 1 thìa nhỏ muối.
- Cách làm: đùi gà rửa sạch, cắt miếng. Hoa đào và miếng cau dội sạch nhanh bằng nước ngọt, cho đùi gà và 5 bát nước vào nấu canh, đun to lửa, sôi lên thì chuyển sang đun nhỏ lửa, đun khoảng 25 phút, thêm muối rồi lọc bỏ cặn thuốc, uống canh gà.
- Công dụng: trị chứng khó đi tiểu tiện, đại tiện của phụ nữ sau khi sinh.
- Chống chỉ định: phụ nữ mang thai không được uống. Uống lâu dài cũng bị hao tổn nguyên khí.
Hoa đào xào tôm nõn
- Nguyên liệu: hoa đào 20 bông, tôm nõn 30g, củ cải 150g, hành tây 75g, tương cà chua 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
- Cách làm: hoa đào lấy cánh rửa sạch, củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho tôm, củ cài và hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.
- Công dụng: tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc.
Cao hoa đào
- Nguyên liệu: 1 lạng hoa đào, 1 thìa nhỏ muối ăn, 1 thìa nhỏ giấm.
- Cách làm: hoa đào bỏ nhụy và đế, chỉ giữ lại cánh hoa. Dùng cán dao giã đều muối và cánh hoa đào, lọc nước đi, rồi cho giấm vào đao đều, đắp lên chỗ bị chai chân, khi khô đắp cái mới thay thế.
- Công dụng: tan chai chân, nốt đậu mọc ở sau lưng.
Trà hoa dào:
- Nguyên liệu: vài bông hoa đào, 1 thìa muôi.
- Cách làm: Hoa đào rửa sạch bằng nước ngọt, cho vào nước muối ngâm đi ngâm lại, nhẹ nhàng tách các cánh hoa ra, để nước muối rửa sạch đều các cánh hoa. Vớt ra để ráo nước, cho vào cốc, hãm nước nóng uống.
Công dụng: lợi tiểu, tiêu phù, thông tiện.
Share: