Công dụng: thông khí, hoạt huyết
Hoa hồng nhung thuộc họ tường vi, được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6, phía dưới hoa có đế hoa hình cầu phình to, nhẹ, giòn, mùi thơm nổng, bông to, cánh dày, màu tím, tươi thắm.
Hoa hồng có nhiều loại: trắng, vàng, đỏ, hồng... và tinh dầu là thành phần chữa bệnh chủ yếu của hoa hồng.
Nó kích thích và điều hòa hệ kháng thể vói hệ thần kinh của con người, đồng thời gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết, xóa bỏ những rối loạn phức tạp trong các cơ quan của cơ thể và tái tạo tế bào.
Hoa hồng nhung vị ngọt, hoi đắng, ôn tính, hợp với kinh mạch gan, tỳ, tác dụng điều hòa khí huyết, giải tỏa phiền muộn, tan vết bầm tím, trị đau gan, dạ dày, bệnh phong liệt, có tác dụng hoạt huyết, chữa ho ra máu, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, kiết lị, sưng vú, khí hư màu trắng đỏ, giải độc, làm xuôi cơm tức nghẹn, đau bụng kinh, ho viêm họng, lở loét mồm, là loại dược thảo lành tính, có tác đụng thông khí hiệu quả nhanh nhất. Ngoài ra, hoa hồng đỏ còn có tác dụng cầm máu, phối hợp với mật ong chữa rộp lưỡi, loét lở miệng... Quả hồng nhung đậu vào khoảng tháng 8 đến tháng 9, giàu vitamin c, đường và carotin... Liều dùng trung bình từ 3-6g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
Hoa hồng có mùi thơm mát, tính bình, nên hái hoa vào sáng sớm và tốt hơn là hái sau mưa hoặc sau một đêm có nhiều sương. Ngoài ra, cánh hoa hồng có chứa canxi - tác động đến quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn; kali - thành phần vô cùng quan trọng đối với hoạt động của tim; đồng (Cu) - cải thiện tình hình hoạt động của các tuyến nội tiết, chữa trị mụn nhọt, dị ứng...
Tinh dầu hoa hồng là thành phần chữa bệnh cơ bản, nó kích thích và điều hoà hệ kháng thể với hệ thần kinh của con người, đồng thời gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết, xoá bỏ những rối loạn phức tạp trong các cơ quan của cơ thể và tái tạo tế bào. Nó có tác dụng rất tốt cho bộ máy tiêu hoá nhờ khả năng hàn gắn các lớp màng, khử khuẩn và bù đắp lượng men thiếu hụt trong dạ dày và ruột. Hầu hết các khoáng chất trong bảng tuần hoàn Menđeleyev đều có ở cánh hoa hồng.
Lấy tinh dầu hoa hồng pha nước tắm có tác dụng an thần rất tốt.
- Người xưa thường lấy hoa hồng nhung ngâm rượu. Trong "Kim Bình Mai" thường thấy ngâm cùng với hoa quế ngâm cao hoặc lấy nước bằng nồi chưng cất hoa hồng nhung. Ngày nay, người ta thường nấu thành trà để uống hoặc làm salat, cũng có thể ngâm cánh hoa hồng nhung trong rượu nho để uống càng làm con người hưng phân, lấy cánh hoa hồng trắng cho vào rượu đỏ, vừa uống vừa lắc, thấy cánh hoa hồng trôi nổi tạo cảm giác khoan khoái thảnh thơi, cũng có thể cho một hai cánh hoa hồng đỏ hoặc tím vào rượu nho trắng, vừa uống vừa lắc cũng giúp tinh thần hưng phấn.
- Đặt một bát nước nóng có rắc cánh hoa hồng vào trong phòng nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lạnh đỉnh đầu hoặc cảm cúm.
- Đổ nước nóng vào nửa cốc đựng cánh hoa hồng và đậy kín nắp để giữ tinh dầu, sau đó đổ vào nước tắm sẽ giúp chữa các chứng bệnh thần kinh. Có thể cho thêm nước ép củ cải đường để tăng tính năng chữa bệnh.
- Trà cánh hoa hồng: lấy một thìa cà phê bột hoa hồng sấy khô, pha vào một ly nước đun sôi có tác dụng chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi và các chứng loạn thần kinh chức năng, đồng thời cũng là một thứ đồ uống giàu vitamin.
- Phòng chống nám da và tàn nhang: lấy 5g hoa hồng, 10g hoa sen, 15g trà búp đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
- Bài thuốc chữa ho rất tốt cho trẻ em: cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn và quất chúi, nghiền nát gạn lấy nước cho trẻ uống từng ít một, uống đều trong ngày.
- Toàn bộ vi khuẩn bị chết trong vòng 5 phút sau khi tiếp xúc với cánh hoa hồng tươi khiến nó thực sự trở thành loại dược thảo lý tưởng. Cánh hoa hồng tươi giúp chữa trị các mụn mủ, vết bỏng hoặc giảm chứng dị ứng. Bột cánh hoa hồng sấy khô, trộn lẫn với mật ong là một bài thuốc hiệu quả chữa chứng hôi và viêm miệng. Xông bột hoa hồng là một liệu pháp hữu hiệu đối với những người có hệ thần kinh yếu, loạn thần kinh chức năng và trầm cảm.
- Lấy 300 bông hoa hồng đỏ, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã, rồi đun lên, thêm 0,5kg đường trắng vào thành cao hoa hồng, uống với nước sôi vào buổi sáng và tối, trị tức ngực, đau dưới mạng sườn, gan ức khó chịu, trị thổ huyết, kinh nguyệt không đều, các bệnh mãn tính.
- Hoa hồng nhung tươi, ninh với đường phèn, trị ho, thổ huyết, kiết lị, gan, dạ dày khó chịu, đau đầu.
- Hoa hồng nhung nấu với rượu uống, trị nhọt vú lúc mới bị, tức ngực, vú sưng đau, kinh không đều, mới bị sưng phù; dùng hoa hồng nhung nấu trà uống, trị các bệnh về khí ở gan, dạ dày, đau đầu, thấp khớp lâu không khỏi.
- Nguyên liệu: 5 bông hoa hồng nhung khô, 0,2 lạng hương phụ.
- Cách làm: hương phụ rửa nhanh bằng nước sạch, thêm 2 bát nước, đun to lửa đên khi sôi thì chuyên sang đun nhỏ lửa, khoảng 10 phút, lọc lấy nước. Cho hoa hồng nhung khô vào cấc, rồi đổ nước hương phụ đun sôi vào ngâm, đợi hoa hồng nhung nở ra, mùi thơm bay lên là có thể uống.
- Công dụng: giải tỏa phiền muộn, có tác dụng rất tốt cho những phụ nữ bị u uất, phiền muộn, tinh thần không ổn định kéo dài.
- Nguyên liệu: 3 lá rau diếp, 1 đoạn nhỏ cà rốt, 1 quả dưa chuột nhỏ, 2 nhánh măng tây, 2 bông hoa hồng nhung tươi, 2 thìa to nước chanh, 1 thìa to giấm trắng, 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa to dầu ô liu.
- Cách làm: hoa hồng nhung tươi rửa sạch, để ráo nước. Rau diếp rửa sạch, xé nhỏ, cà rốt gọt vỏ thái sợi. Dưa chuột rửa sạch thái mỏng, măng tây rửa sạch, gọt bỏ đầu ráp, cho vào nước nóng đun, khoảng 3 phút thì vớt ra, cho vào nước đá ngâm một lúc, để ráo nước rồi cắt thành đoạn. Trộn đều tất cả với nhau, bày ra đĩa, cho gia vị vào đảo đều, đợi cho ngấm là được.
- Công dụng: giúp ăn ngon miệng, thanh nhiệt, có tác dụng làm đẹp.
Share: