Công dụng: tiêu phù, giải độc
Cây bí ngô còn gọi là bí đỏ, bí rợ, được trồng phổ biên ở nước ta. Các bộ phận của cây bí ngô, như: hoa, quả, lá, hạt là loại thực phẩm rất thông dụng ở nước ta, được chế biên thành nhiều món ăn ngon.
Hoa bí ngô thuộc họ hồ lô, nở hoa vào tháng 6 đến tháng 7, vị ngọt, tính lạnh, hợp với kinh mạch tim, dạ dày, có tác dụng tiêu mụn độc, thanh nhiệt, trị bệnh vàng da, tiêu thũng, kiết lỵ, ung nhọt, ho, chữa ung thư, trúng độc, cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, ép xe phổi, có khả năng dự phòng tai biến mạch máu não...
Bông bí dùng để ăn là bông bí đực của cây bí đỏ, không đậu được quả và chỉ có theo mùa. Nhiều người thường mua hoa bí về, rửa sạch rồi luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay châm nước tương dầm ớt. Hoa bí luộc có vị ngọt, hơi nhần nhận đắng. Hoa bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu... Xào hoa bí phải trông cho vừa chín mới giòn, ngon. Món đặc sắc nhất của hoa bí là "hoa bí dồn thịt chiên" hay còn gọi là chả hoa bí.
Lá bí ngô trị kiết lị, cam tích, các vết thương, nấu với gan lợn ăn, trị bệnh cam tích ở trẻ em.
0,2 lạng hoa bí ngô nấu hoặc hãm trà để uống, giúp thông họng, làm giọng trong hơn, trị viêm họng lâu ngày không khỏi. Người bị bệnh đại tràng, đi đái dắt có thể cho thêm hoa đậu dẹp vào nấu cùng.
2 lạng hoa bí ngô, 0,1 lạng hoa kim ngân nấu làm trà để uống, có tác dụng tiêu phù, giải độc, tiêu đờm, nóng bên trong, đặc biệt là mùa hè nóng bức có nhiều mụn nhiệt, người bị đậu, mụn đầu đinh đau nhói nên uống thường xuyên, người bị bệnh vàng da và viêm gan mãn tính có thể thêm cây long đởm vào nấu cùng. Ngoài ra, hoa bí ngô có thể giã hoặc nghiền ra đắp trị mụn độc.
Chữa quáng gà: hoa bí ngô 50g, gan lợn 200g cùng nấu lên ăn liên tục trong một số ngày.
Hoa bí ngô phơi khô, dùng nghiên bột để đắp vết thương, có tác dụng tiêu phù giảm đau, vết thương nếu đã lở loét thì hòa bột với dầu vừng, nếu chưa thì hòa với rượu trắng.
Hoa bí ngô 80g, gan lợn 200g, nấu chín rồi uống canh, ăn gan, mỗi ngày ăn một lần, trị chứng quáng gà.
Chữa viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú: hoa bí ngô 30g, vỏ quýt 20g, kim ngân hoa 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục trong nhiều ngày.
Chữa sưng yết hầu, viêm amiđan: hoa bí ngô 30g nấu chín, gạn bỏ bã, lấy nước uống, có tác dụng chữa sưng yết hầu, viêm amiđan. Uống liền 7 ngày.
Chữa viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: bí ngô 1 quả nhỏ (chừng 500g), mật ong 50 ml, đường phèn 30g. Khoét 1 lỗ ở cuống quả bí. Mỗi một phần ruột bí ra cho mật ong và đường phèn vào trong rồi bịt kín lại (bằng miệng bí đã khoét). Cho nước vào nồi rồi cho bí vào đun 45 phút, lấy ra khi quả bí đã nhừ, dùng thìa múc ăn làm 2 lần sáng và tối. Ăn liên tục 5 ngày.
Quả bí ngô: có vị ngọt, ôn tính, hợp với kinh mạch tỳ, vị, có tác dụng tiêu viêm, giải khát, giải độc, sát trùng, bổ khí, tất cả những người bị bế khí không sử dụng.
Bí ngô có chứa hàm lượng lớn kẽm và nhiều thành phần quan trọng cấu tạo nên hồng cầu và có một số hoạt chất có khả năng giải trừ tác hại của một số nông dược, các nitrit... trong thức ăn hàng ngày. Quả bí ngô có thịt màu vàng, trong 100g thịt bí ngô có 0,9g protein, 5 - 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như Bl, B2, pp, B5, B6 và các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta - caroten. Bí ngô còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin...
0,5 kg bí ngô, 0,25 kg thịt bò, không cho muối và dầu ăn, cứ thế nấu lên ăn, sẽ giúp bổ phổi, bổ thận, trị u phổi, sau khi uống liền mấy lần, uống 5 đến 6 liều canh địa hoàng 6 vị, không được dùng mỡ, những người làm việc trong môi trường không khí không tốt nên uống canh này. Ăn bí ngô sống có thể tẩy giun đũa. Thường xuyên uống nước bí ngô giúp giải độc, thanh lọc phổi, có lợi cho đại tràng.
Trị vết thương do bỏng: giã bí ngô sông ra đắp vào vết thương.
Hạt bí ngô chín vào giữa mùa hè thu, bóc vỏ, phơi khô. Hạt bí ngô chứa nhiều loại vitamin và axit béo, trị giun đũa, giun kim, ho gà, trĩ, sau khi sinh chân tay sưng phù, bị bế khí. Lấy hạt bí ngô, nhân quả óc chó, lạc với lượng bằng nhau nâu lên uống chữa chứng thiếu dinh dưỡng, sắc mặt vàng, nhợt nhạt.
Râu bí ngô trị bệnh rụt vú ở phụ nữ, cơn đau nhói; gốc bí ngô chữa nóng bên trong, thông tuyến sữa, trị bệnh lậu, da vàng, kiết lị; để bí ngô trị ưng nhọt, mụn độc, vết bỏng; dây bí ngô trị thanh lọc phổi, thông mạch, trị bệnh lao phổi nhiệt thấp, đau dạ dày, vết bỏng, kinh nguyệt không đều.
Hoa bí vừa chớm nở phải hái xuống ngay, tướt xơ ở cuống, xoi tim, rửa sạch, để ráo. Tôm, mực, thịt nạc vai heo quết nhuyễn, trộn tiêu hành, mắm muối, bột năng. Bẻ gập các cánh hoa úp đè lên nhau, nhẹ tay bỏ vào chiên với lửa nhỏ để bông bí còn màu vàng tươi, không bị cháy xém. Chả hoa bí có vị béo, thơm ngon, chấm nước tương dầm ớt.
Táo đỏ 20 quả, bí ngô tươi 500g, đường đỏ, đun nhừ với nước rồi ăn để trị chứng thở khò khè do viêm khí quản.
Chữa đái tháo đường: bí ngô 100g bỏ vỏ, thái miếng, củ mài 50g cho vào 500ml nước hầm nhừ cho thêm muối, gia vị vừa ăn. Hàng ngày nấu ăn thay bữa sáng, bệnh có thể thuyên giảm và chuyển âm tính.
Chữa cao huyết áp: bí ngô 100g, thái miếng, bỏ vỏ, lá dâu non 50g rửa sạch, thái nhỏ. Cho 500 ml nước vào nồi, rồi cho bí ngô, lá dâu non nấu canh, nêm muối, mì chính vừa ăn, Canh này có tác dụng hạ huyết áp, tốt với người cao huyết áp.
Tam hoàng tán 15g, bí ngô 1 bát, giã nát trộn đều, đắp chỗ đau, trị mụn nhọt, ghẻ lở, sưng tấy, tiêu viêm giảm đau.
Đậu phụ cùng nấu nhừ với bí ngô, dùng để ăn, có tác dụng trị táo bón.
Trị hen suyễn: một quả bí ngô khoảng 500g, 60ml mật ong, 30g đường phèn. Khoét một lỗ trong quả bí, cho mật ong và đường vào rồi đậy kín, sau đó đặt lên đĩa hấp cách thuỷ trong khoảng một giờ. Chia 2 lần ăn vào buổi sáng và buổi tối, liên tục 5-7 ngày. Đối với hen suyễn ở người già do viêm chi khí quản cần gia giảm như sau: bí ngô 500g, gọt vỏ, táo tàu bỏ hạt 15-20 quả, đường đỏ vừa đủ, ninh nhừ ăn hàng ngày.
Viêm phổi, ho khạc ra đờm đặc: 500g bí ngô, bỏ vỏ, cắt thành miếng; thịt bò nạc 250g thái thành miếng, gừng tươi 25g. Đầu tiên dùng 1,5 lít nước đun thịt bò và gừng; đun đến khi gần chín thì cho bí ngô vào đun tiếp đến khi chín hẳn; cho thêm muối và gia vị, chia làm nhiều lần ăn. Món này có tác dụng bổ phế và tiêu đàm tốt.
Nhãn cầu bị thương: lấy thịt quả bí ngô giã nát, đắp lên mắt sẽ có tác dụng giảm đau.
Viêm thần kinh liên sườn: lấy bí ngô đem hấp chín, đắp vào chỗ đau, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau.
Trúng độc phân hữu cơ: lấy thịt quả bí ngô và củ cải - hai thứ bằng nhau, giã nát, vắt lấy nước, cho uống. Sau khi đã cấp cứu tạm thời như trên, cần đưa gấp đến bệnh viện để giải độc triệt để.
Lấy gai và dị vật đâm vào thịt: lấy thịt quả bí ngô già (bò hạt) 5 phần và hạt thầu dầu 1 phần - theo tỷ lệ 5/1, đem giã nát, trộn đều, đắp vào chỗ bị thương và băng lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Gai hoặc các vật nhỏ từ trong thịt sẽ thò ra dần dần.
Chân bị lở loét: lấy thịt quả Bí ngô giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Cũng có thể đem thịt quả bí ngô phơi khô, tán bột và rắc vào chỗ bị lở loét.
100 hạt bí ngô rửa sạch, rang chín, nghiền bột rồi trộn với mật ong uống cùng nước. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, có tác đụng tẩy giun đũa.
Trị sán: sáng sớm, lúc đói bụng, ăn 60-120g hạt bí ngô (cá vỏ) nếu bỏ vỏ đi rồi chỉ ăn 40-100g thôi. Hai giờ sau uống nước sắc hạt cau (trẻ con 10 tuổi trở xuống uống 30g, phụ nữ và đàn ông bé nhỏ uống 50g, người lớn 80g) chế như sau: Cho hạt cau vào đun với 500ml nước, sắc cạn còn 150-200ml,
Sản hậu chân tay phù thũng: hạt bí ngô 60g, sao chín rồi thêm nước vào sắc uống.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã dùng hạt bí ăn sống hoặc rang chín để trừ giun sán có hiệu quả. Trong 100g màng đỏ bao quanh hạt có tới 250mg beta - caroten và ngay cả trong 100g lá tươi của bí ngô cũng chứa lmg beta - caroten.
Cuống bí ngô 3 cái, hạt bo bo 120g, sắc nước uống liên tục trong một khoảng thời gian để trị lòi rom.
Vài cuống bí ngô, sấy khô nghiền thành bột, trộn với dầu thơm thành dạng hồ, đắp chỗ đau, mỗi ngày 2 lần, trị nứt đầu vú.
Chữa phù thũng, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn: cuống bí ngô thiêu tổn tính (để già lửa, sao đến khi bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn còn màu sắc cũ), nghiền mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-1,5g bột nói trên, dùng nước ấm chiêu thuốc.
An thai: phụ nữ có mang thai, động không yên: lấy 3-5 cuống đem rửa sạch, cho nước vào sắc kỹ, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Phòng sẩy thai: Lấy cuống bí ngô cho vào nổi đất, thiêu tổn tính, nghiền mịn. Sau khi có mang, kể từ tháng thứ 2, mỗi ngày uống 3-5g bột trên với nước ấm.
Chữa nấc, trẻ em nôn mửa: lấy 4 cuống bí ngô sắc uống, liên tục 3-4 lần.
Chữa đầu vú bị nứt, ngứa âm nang: cuống bí ngô phơi khô, sao tổn tính, tán mịn, trộn với dầu vừng, bôi vào chỗ có bệnh.
Trị ho lâu ngày không khỏi: lấy dây bí, cắt thành từng đoạn, cắm một đầu vào lọ để cho nước chảy xuống; sau 1 ngày lấy nước đó hoà nước sôi uống.
Lao phổi: lấy dây bí ngô 60g sắc đặc, thêm đường vào uống hàng ngày. Trong quá trình điều trị bằng y học hiện đại, nêu sử dụng thêm phương thuốc này sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt đối với cơ thể người bị lao phổi.
Phụ nữ sinh con lần đầu, sữa không ra, trẻ mút vào đau đớn: lấy một nắm dây bí ngô, thêm chút muối vào giã nát, sắc nước uống.
Dây bí ngô tươi 100g, bách hợp, ba ba mỗi loại 20g hầm lấy nước uống, trị lao lực, suy nhược, nóng trong.
Chữa đau răng: lấy 20-30g rễ bí ngô sắc nước uống hoặc lấy rễ bí ngô hầm thịt rồi ăn.
Chữa viêm da thần kinh (ngứa gãi nhiều lần làm da xù xì như da trâu): lấy lá bí ngô tươi, xát vào chỗ ngứa.
Lưu ý: bí ngô là món ăn bổ mát, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể sinh thấp trệ, và không thích hợp với người bị đau da thấp (ẩm), người bị bệnh sốt rét.
Nguyên liệu: 5 lạng bí đỏ, 1 lạng đậu xanh tách vỏ, 300g đường kính, vani.
Cách làm: bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng, đậu xanh rửa sạch, ngâm vào nước lạnh cho nở. Cho 2 lít nước vào nổi, đổ bí đỏ và đậu xanh vào hầm nhừ như cháo, đánh nhuyễn bí đỏ và đậu xanh, cho đường vào đun sôi trong 5 phút cho tan rồi cho vani vào khuây đều, múc ra bát ăn.
Công dụng: có tác dụng bổ dưỡng, chữa đau đầu, trí nhớ kém.
Nguyên liệu: 5 bông hoa bí ngô, 1 thìa nhỏ đường phèn.
Cách làm: hoa bí ngô rửa sạch, để ráo nước, cho vào cổc. Đổ nước sôi vào, cho thêm đường phèn vào, khuấy đều là được.
Công dụng: tiêu đờm, trị ho, thanh nhiệt.
Nguyên liệu: 500g bí đỏ, 100g tôm tươi, 1 củ tỏi, hành hoa, 50 ml dầu ăn, nước mắm, gia vị.
Cách làm: bí gọt vỏ, rửa sạch, bổ dọc, thái miếng ngang 0,5 cm. Tôm bỏ vỏ, đầu, rút chi. Cho dầu vào chảo để sôi, cho tỏi đập dập vào phi thơm, đổ tôm vào xào, nêm gia vị, đảo đều, đổ bí vào xào lẫn, cho thêm chút nước, đậy kín cho chín.
Công dụng: bồi bổ cơ thể, chữa bệnh đau đầu, giảm trí nhớ.
Nguyên liệu: 5 bông hoa bí ngô, 4 lạng thịt băm, 2 nhánh hành, 1 thìa nhỏ muối, nửa thìa to bột thái bạch, nửa thìa nhỏ hạt tiêu.
Cách làm: rửa sạch hoa bí ngô rửa sạch, để ráo nước. Hành cắt rễ, rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều với thịt băm và gia vị rồi nặn thành những viên nhỏ, thả vào nước đang sôi, đợi thịt nổi lên mặt nước thì cho hoa bí ngô vào, để cho sôi lại, thêm gia vị vào là được.
Công dụng: làm tan mẩn đỏ ở da.
Share: