Hotline: 0969771256

Những bài thuốc trị bệnh từ hoa cúc

Ngày 01 Tháng 08 Năm 2024

HOA CÚC

Bài thuốc tư hoa cúc

Hoa cúc có rất nhiều loài, tất cả đều có thể sử dụng để làm thuốc hoặc thực phẩm.

Nhưng hoa cúc vàng và hoa cúc trắng là hai loại thông dụng nhất.

Đặc tính của hoa cúc

Hoa cúc tính mát, vị đắng, có công hiệu thanh tâm, giải nhiệt (nhất là ở tim, gan, lợi tì thận), giải độc có tác dụng Iợi tuần hoàn, cân bằng sinh lý, tiểu đêm, trị ho, lợi tiểu, bổ gan, trị đau đầu, đau răng, hoa mắt, đau mắt, đau mắt đỏ, hoa mắt chóng mặt, ho kéo dài, sưng quai bị, nhiệt, cảm cúm, cảm lạnh, đau các khớp chân tay, viêm hạch sữa, vú nổi nhọt, sốt, đi đái dắt, táo, ỉa chảy, tăng cường sức khoẻ... Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp vói các vị thuốc khác. Ngoài ra, tinh dầu từ nụ cúc hoa vàng còn có tác dựng kháng khuẩn.

Đây là loại hoa được sử dụng nhiều nhất trong thuốc Đông y. Nó có tác dụng giải tỏa phiền muộn, giúp tâm trạng thoải mái, nên hay được dùng cho người bị ức chế chán nản. Những người có tâm trạng buồn phiến bất an, dễ nổi nóng, hay mệt mỏi, khó tính nên thường xuyên uống trà hoa cúc hoặc ăn hoa cúc. Đặc biệt, nó còn được coi là loại thức ăn bổ dưỡng, giúp điều hoà hoà khí gia đình, làm giảm bất hoà giữa vợ chồng, anh chị em, nuôi dưỡng tính tình vui vẻ. Dù ngày nay nhiều loại thuốc bổ đã thay thế cho hoa cúc nhưng hoa cúc núi, cúc thường, cúc vạn thọ... đều có những tác dụng độc đáo của nó. Nếu biết cách dùng, nó sẽ mang lại nhiều kết quả rất bất ngờ.

Lưu ý:

- Phải chọn loại hoa cúc sạch, không bị phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để tránh phản tác dụng và gây độc cho cơ thể, kể cả các gói hoa cúc khô của Trung Quốc cũng không nên dùng. Tốt nhất nên đặt mua ở những nơi quen biết hoặc tự trồng cho đảm bảo.

- Trước khi sử dụng, ngắt bỏ cuộng để sát cuống và rửa hoa thật sạch. Nếu muốn dùng hoa khô, bạn hãy phơi hoa ra nắng hoặc dùng lò sấy, tránh để hoa bị nhiễm sương đêm.

Trị bệnh bằng hoa cúc

- Có thể lây hoa cúc sắc lấy nước uống như nước giải khát hàng ngày hoặc sắc uống để chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Mỗi ngày có thể dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

- Trị mắt đỏ, sưng đau, can nhiệt:

---(1) lấy 10g cúc vàng, 10g thảo quyết minh, 10g thanh tương từ, 10g quả ích mẫu, tấtt cả sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml là được. Chia 2 lần uống trong ngày.

---(2) lấy 4g cúc vàng, 4g nụ hoè, 10g lá sen hoặc ngó sen, tất cả sắc lấy nước uống.

- Hoa cúc và hoa kim ngân nấu lấy nước uống có tác dụng trị cảm gió, trị ho. Ngoài ra, những người bị các bệnh tai, mũi, họng hoặc bộ máy hô hấp hoạt động không tốt, nên thường xuyên uống trà hoa cúc.

- Phụ nữ bị sưng đau đầu vú hoặc tiết ra chất dịch: trộn hoa cúc với hoa bồ công anh giã nát rồi bôi vào chỗ đau hoặc nấu lấy nước, để hơi âm, chườm hoặc tắm.

- Bị mụn nhọt: giã nát hoa cúc rổi đắp vào chỗ đau.

Dùng máy tính lâu, xem ti vi nhiều có thể làm đầu óc mệt mỏi, mắt bị tổn thương, thị lực không tốt, thậm chí làm mắt bị cay, đỏ, đau: lấy lá dâu và hoa cúc nấu cùng, lọc lấy nước uống hoặc rửa mắt.

- Trị viêm thoái hoá hoàng điểm, thị lực kém: lấy 12g cúc hoa vàng, 20g thục địa, 20g hạt thảo quyết minh, 12g thương truật, 12g chi tử, 12g hoàng cầm, 12g kỷ tử, 12g đại táo, 12g long nhãn, 12g viễn chí, 8g xác ve sầu, tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống hàng ngày. Thời gian điều trị từ 1 - 2 tháng.

- Trị hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng: lấy 12g cúc vàng, 20g kỷ tử, 12g đan bì, 12g phục linh, 16g sơn thù, 12g trạch tả, 16g hoài sơn, 32g thục địa, tất cả sấy khô, tán bột, luyện với mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 16-20 viên, chia 3 lần. Có thể sắc uống với liều lượng mỗi vị giảm bớt 1/6.

- Trị mắt mờ, hoa mắt choáng váng, huyết áp cao: lấy hoa cúc, quyết minh tử, kỷ tử, thục địa, huyền sâm, hoài sơn, trạch tả, ngưu tất mỗi thứ 12g, tất cả sắc lấy nước uống. Ngày uống 2-3 lần.

Các loại trà hoa cúc

Lấy 5 lạng cúc trắng và 5 lạng phục linh trộn đều rồi nghiền mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6g và khi uống pha nước ấm với một chút rượu, sử dụng đều đặn, da dẻ sẽ trở nên hồng hào.

Pha 3 bông hoa cúc đã sấy khô, vài lá trà xanh và một viên đường phèn rồi uống thay trà, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trước khi đi ngủ, lấy nước này bôi lên mắt sẽ làm mờ quầng thâm và vết chân chim rất hiệu quả.

Làm đẹp bằng hoa cúc

Làm mặt nạ bằng hoa cúc: Hoa cúc chứa nhiều loại tinh dầu hương có tác dụng giúp hạn chế các sắc tố đen dưới da (là nguyên nhân gây nám), đồng thời làm mềm lớp tế bào biểu bì và giúp đẩy lùi các hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu hai cách làm mặt nạ bằng hoa cúc:

- Rửa sạch 10 bông hoa cúc, để ráo nước, đun sôi hoa với 250 ml nước tinh khiết, cho thêm 1/3 thìa cà phê muối (chú ý để nhỏ lửa). Sau đó lọc bỏ xác hoa, lấy nước hoa cúc đã lọc hòa với 2 thìa cà phê mật ong. Rửa sạch mặt với nước âm, bạn dùng bông gòn thấm hỗn hợp trên rồi thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 15 phút rồi rửa lại nước ấm.

- Với những bạn có làn da hỗn hợp, hoặc có người không hợp với mật ong thì hãy áp dụng loại mặt nạ dưới đây: lấy 5 bông hoa, tách và giã nát cánh rồi trộn với lòng trắng trứng gà. Bôi đều lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại với sữa rửa mặt dịu nhẹ.

Tắm hoa cúc: thả vào bồn hoặc chậu nước nóng những bông hoa cúc tươi trước khi tắm khoảng 20 phút, hoặc ngâm mình sau khi tắm xong để thư giãn, bạn hãy áp dụng cách làm đẹp da này hai lần/tuần giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.

Rửa mặt bằng nước hoa cúc:Lấy 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc phơi khô cho vào hai tách nước lạnh rồi đun sôi hỗn hợp, sau đó để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ. Cách làm sạch da này rất hiệu quả, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và dị ứng.

Cá hấp với hoa cúc và cây cẩu kỷ

- Nguyên liệu: một lát cá hồi, một bông hoa cúc tươi to, 0,1g cẩu kỷ, một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ rượu.

- Cách làm: Bóc các cánh hoa cúc ra, cho vào nước muối ngâm và rửa sạch, vớt lên để ráo nước. Cẩu kỷ dùng nước sạch tráng qua, rồi ngâm mềm trong lượng nước thích hợp. Cho lát cá hồi vào đĩa, rắc cẩu kỷ và cánh hoa cúc đã để ráo lên, đổ thêm rượu và cho vào nồi hấp, đun to lửa đến lúc sôi thì chuyển sang đun nhỏ lửa, hấp khoảng 10 phút là được.

- Công dụng: thanh nhiệt hạ hỏa, thanh lọc gan, sáng mắt, bổ thận, tốt cho thần kinh.

Oản hoa cúc

- Nguyên liệu: hai bông hoa cúc vàng to, một cốc gạo, một thìa to giâm, một thìa to đường.

- Cách làm: bóc các cánh hoa cúc ra, ngâm vào nước muối và rửa sạch vài lần, vớt ra để ráo nước. Gạo vo sạch, cho vào nồi cơm điện nấu, ngay lúc còn nóng cho hoa cúc và gia vị vào đảo đều, sau đó dùng các khuôn tạo hình khác nhau để làm thành những cái oản hình dạng khác nhau.

- Công dụng: giúp ăn ngon miệng, bổ gan, sáng mắt, loại bỏ gỉ mắt.

Thịt gà rim với nước hoa cúc

- Nguyên liệu: 30g hoa cúc tưcri, 300g thịt gà, lòng trắng 2 quà trứng gà, 20g đậu Hà Lan, dầu thực vật, nước dùng, rượu vàng, gừng tươi và gia vị vừa đủ.

- Cách làm: Hoa cúc sắc kỹ lấy nước bỏ bã. Thịt gà rửa sạch, loại bỏ gân, thái chỉ rồi trộn đều với lòng trắng trứng và một chút bột mì. Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già, cho thịt gà vào đảo tới khi săn miếng thịt.

Sau đó phi thơm hành tỏi, rồi cho cả hai, gừng tươi thái chỉ và một chút rượu vàng vào, đun sôi một lát là được. Ăn nóng.

Món này thường dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, nhức mỏi mắt, thị lực suy giảm, huyết áp cao hoặc có xu hướng cao.

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám