Hotline: 0969771256

Những bài thuốc từ Hoa tầm xuân

Ngày 20 Tháng 09 Năm 2024

HOA TẦM XUÂN

Hoa tầm xuân

Tầm xuân còn được gọi là bạch tàn hoa, thích mi, thích hoa, tường mi, thập tỷ muội, thất tỷ muội, dã tường vi, ngưu cúc, hòa thượng đầu... là loại cây thường được trồng làm cảnh. Tầm xuân mọc thành bụi, lá kép lông chim, thân nhiều gai, hoa 5 cánh nhỏ khá đẹp, có nhiều màu như hồng, đỏ, trắng, vàng...

Trong Đông y, hoa và quả tầm xuân là một vị thuốc khá độc đáo, nhưng loại hoa có màu trắng được coi là tốt hơn. Dân gian thường thu hái hoa, quả, cành và rễ tươi hoặc khô để làm thuốc.

Hoa tầm xuân chứa nhiều vitamin c, Bl, B2, p, K và carotene. Tầm xuân mọc trên núi hoặc những nơi có nhiều ánh nắng chứa nhiều vitamin C hơn. Hàm lượng vitamin C có trong quả tầm xuân nhiều gấp 10 lần so với nho tím, gấp 50 lần so với chanh và 100 lần so với táo. Nước ép và siro làm từ quả tầm xuân có thể phòng ngừa cơ thể thiếu hụt vitamin, phòng bệnh tê phù.

Người ta thường hái hoa tầm xuân vào mùa xuân và mùa hạ. Còn quả tầm xuân thường được thu hoạch vào cuối tháng 8 đến tháng 10. Quả tầm xuân nên phơi trong bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tốt nhất nên dùng lò sấy đặc biệt với nhiệt độ 80-100°C.

Muốn tăng hiệu quả của loại dược thảo này đôi với những bệnh như cảm cúm, viêm phế quản mãn tính, các bệnh về phổi, dạ dày và loét hành tá tràng... khi dùng, nên cho thêm một chút mật ong hoặc nước cốt chanh. Nếu trộn với nước ép cà rốt thì nước ép hoa tầm xuân sẽ có chứa hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Các bài thuốc từ hoa tầm xuân:

- Trà hoa tầm xuân giàu vitamin C nên rất hiệu quả với những người đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, cho thêm ít nước cốt chanh vào trà sẽ có tác dụng tốt hơn.

- Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ: (1) Có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô, miệng khát, chán ăn, mệt mỏi: dùng 3- 9g hoa tầm xuân sắc uống; (2) Lấy 5g hoa tầm xuân, 10g thiên hoa phân, 30g sinh thạch cao, 15g mạch môn sắc uống; (3) 10g hoa tầm xuân, 10g hoa đậu ván trắng hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.

- Nôn ra máu và chảy máu cam: Lấy 6g hoa tầm xuân, 15g bạch cập, 30g rễ cỏ tranh sắc uống.

- Sốt rét: Dùng hoa tầm xuân sắc uống thay trà.

- Chữa u tuyến giáp: Lấy 5g hoa tầm xuân, 5g hoa hậu phác, 5g hoa đủ xác, 5g hoa hồng sắc uống.

- Chữa tiểu đường và viêm loét niêm mạc miệng mãn tính: lấy 30ml sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm pha với chút nước ấm uống hàng ngày.

Lá cây tầm xuân:

Được thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương.

- Chữa ung nhọt làm mủ chưa loét: Dùng lá tẩm xuân sây khô tán bột, trộn với mật ong và giâm đắp lên chỗ tồn thương.

- Chữa viêm loét chi dưới: Dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nâu nước, rửa vết thương.

- Chữa nhọt độc sưng nề nhiều: Dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muôi ăn rồi đắp lên chỗ tôh thương.

Rễ cây tầm xuân:

Rễ tầm xuân có vị đắng chát, lính mạnh, có tác dựng sát trùng, chữa lỵ, trừ thấp nhiệt, làm gân mạnh, chữa mụn nhọt, lở ngứa, thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh.

- Chữa bệnh trẻ em đái dầm, người già đi tiểu đêm nhiều lần: lấy 30g rễ tầm xuân sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.

- Chữa bệnh đái tháo, tiêu khát: lấy một nắm rễ tầm xuân sắc lấy nước thuốc uống.

- Chữa liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp: lấy 15-30g rễ tầm xuân sắc uống.

- Chữa chảy máu cam mãn tính: lấy 60g vỏ rễ tầm xuân hầm với thịt vịt già dùng để ăn.

- Chữa ghẻ về mùa hè: lấy rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.

- Chữa đau răng và viêm loét miệng: lấy rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.

- Chữa viêm khớp, liệt bại nửa người, kinh nguyệt không đều, khí hư và tiểu tiện không tự chủ: lấy 15-30g rễ tầm xuân sắc uống.

- Chữa phong thấp teo cơ, lưng đau gối mỏi, đi lại khó khăn: 20g rễ tầm xuân, 20g cây vú bò, 20g ngưu tất, 20g dây chiu, 20g rễ thanh tào, 20g hà thủ ô, 20g cẩu tích, tất cả sắc cùng 3 bát nước, lấy một bát, uống ngày 2 lần.

- Chữa hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân): lấy 15-24g rễ tầm xuân hầm với 60g thịt lợn nạc, chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.

- Chữa vết thương chảy máu: lấy rễ tầm xuân lượng vừa đủ, sấy khô, tán bột rắc vào chỗ tổn thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.

- Chữa rong huyết: lấy 30g rễ tầm xuân, 10g ngải cứu già đốt tổn tính, 30g cỏ nhọ nồi, 30g tiên hạc thảo sắc uống hằng ngày.

- Chữa chứng kiết lỵ lâu ngày ở trẻ: Iấy rễ tầm xuân sắc lấy nước thuốc, cho trẻ uống.

Quả tầm xuân:

Vị chua, tính âm, thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc, có công dụng lợi tiếu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc.

- Chữa phù do viêm thận: lấy 3-6g quả tầm xuân, 3 quả hồng táo sắc uống hoặc 20g quả tầm xuân, 3g đại hoàng sắc chia uống 3 lần trong ngày.

- Chữa đau bụng khi hành kinh: lấy 120g quả tầm xuân sắc lấy nước, hòa thêm một chút đường và rượu vang, uống ấm.

- Chữa táo bón: lấy 10g quả tầm xuân, 3g đại hoàng sắc để uống.

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám