Thiên niên kiện còn được biết đến là sơn thục. Vị đắng cay hơi ngọt, tính ôn vào kinh can và thận.
Thân rễ. Rễ to, khô có nhiều xơ cứng xù xì, sắc nâu hồng, mùi thơm hắc chắc cứng. Ngoài xơ mà giữa nhiều thịt không mốc là tốt.
Tính vị - Quy kinh
Tác dụng: Tán phong, trừ thấp, mạnh gân cốt giảm đau tiêu hoá. Dùng trị phong thấp, tê đau, trị nhức mỏi gân xương, đau dạ dày. Người già yếu dùng càng tốt.
Sách Dược học từ điển ghi: Thiên niên kiện chữa được cứng gân cốt và trừ được phong khí, chữa khỏi đau dạ dày.
Sách Cương mục thập di ghi: Thiên niên kiện dùng với hồ cốt, ngưu tất, cam củ kỷ, tàm sa, tỳ giải chữa chứng phong thống, nhất là ở người già rất hay.
Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt kiêng dùng và kiêng ăn rau cải củ.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
1. Rượu xoa bóp
Tác dụng: Hành khí, hoạt huyết, chống đau, thư cân, hoạt lạc. Dùng trong các trường hợp đau xương cốt, gãy xương: Thiên niên kiện 20g, Khương hoàng, Ô đầu 40g, Đại hồi 12g, Huyết giác 40g, Quế chi 12g, Địa liền 20g, Long não 15g.
Tán nhỏ các vị thuốc, ngâm rượu một tuần, rồi lọc bỏ bã pha thêm độ 200ml cho vừa đủ một lít. Xoa nhẹ nhàng vào da ngoài chi gãy.
2. Thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ gân xương: Đảng sâm, Hoài sơn, Ba kích - mỗi vị 16g; Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Tục đoạn, Mẫu lệ mỗi vị 12g; Thiên niên kiện 10g. Sắc uống hay nấu thành cao lỏng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cây thiên niên kiện, từ đặc điểm sinh học, tác dụng, cho đến những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loài cây quý giá này.
Nguồn: Sách Thuốc Bắc thường dùng - NXB Y học
Share: