Hotline: 0969771256

Học thuyết ngũ hành

Ngày 11 Tháng 10 Năm 2023

1. Học thuyết ngũ hành là gì?

Học thuyết ngũ hành là triết học cổ đại phương đông nghiên cứu những mối liên quan giữa các vật chất trong quá trình vận động bổ sung học thuyết âm dương giải thích một cách cụ thể hơn cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa không ngừng của vật chất.

Học thuyết ngũ hành

2. Nội dung học thuyết ngũ hành

Ngũ hành có ý nghĩa là sự vận động chuyển hóa của các vật chát trong thiên nhiên và trong cơ thể.

Ngũ hành là năm nhóm vật chất, năm dạng vận động phổ biến của vật chất.

Mỗi nhóm có những thuộc tính chung và mang tên của một loại vật chất tiêu biểu cho nhóm đó.

Năm nhóm là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.

Quy loại ngũ hành: Người xưa dựa vào những thuộc tính cơ bản của từng nhóm để sắp xếp các vật chất và các dạng vận động vào năm hành sau đây:

BẢNG QUY LOẠI NGŨ HÀNH TRONG CƠ THỂ VÀ NGOÀI TỰ NHIÊN

TRONG CƠ THỂ

NGOÀI TỰ NHIÊN

Ngũ hành

Tạng

Phủ

Khiếu

Thể

Tính

Mùa

Vật chất

Khí

Màu

Vị

Luật

Hướng

Mộc

Can

Đởm

Mắt

Cân

Giận

Xuân

Gỗ

Phong

Xanh

Chua

Sinh

Đông

Hỏa

Tâm

Tiểu trường

Lưỡi

Mạch

Mừng

Hạ

Lửa

Nhiệt

Đỏ

Đắng

Trưởng

Nam

Thổ

Tỳ

Vị

Môi miệng

Lo

Cuối hạ

Đất

Thấp

Vàng

Ngọt

Hóa

Trung tâm

Kim

Phế

Đại trường

Mũi

Da

Buồn

Thu

Kim loại

Táo

Trắng

Cay

Thu

Tây

Thủy

Thận

Bàng quang

Tai

Xương

Sợ

Đông

Nước

Hàn

Đen

Mặn

Tàng

Bắc

3. Quy luật cơ bản của học thuyết ngũ hành

3.1 Ngũ hành tương sinh.

Là giúp đỡ, thúc đây, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Hành được sinh gọi là Con.

Hành sinh gọi là: Mẹ.

3.2 Ngũ hành tương khắc

Là giám sát kiềm chế để không phát triển quá mức.

3.3. Quan hệ tương thừa

Trong trạng thái cân bằng bất thường hay điều kiện bệnh lý: Ngũ hành tương thừa: khắc quá mạnh.

Ví dụ như: Can mộc khắc Tỳ thổ quá mạnh sẽ gây bệnh đau dạ dày, ...

3.4. Quan hệ tương vũ

Ngũ hành tương vũ: Hành bị khắc chống lại hành khắc mình do hành khắc quá yếu. Ví dụ như: Tỳ thổ không khắc Thận thủy sẽ gây tiêu hóa kém, thiếu dinh dưỡng dẫn đến phù.

4. Ứng dụng học thuyết ngũ hành vào y học

4.1. Chẩn đoán bệnh

- Màu da:

+ Sắc trắng: Thuộc kim, bệnh thuộc phế.

+ Da vàng: Thuộc thổ, bệnh thuộc tỳ.

+ Da xanh: Thuộc mộc, bệnh thuộc tạng can.

+ Da đỏ: Thuộc hỏa, bệnh thuộc tạng tâm.

+ Da xạm đen: Thuộc thủy, bệnh thuộc tạng thận.

- Tính tình:

+ Lo nghĩ bệnh thuộc tỳ.

+ Buồn rầu bệnh thuộc phế.

+ Hay giận giữ bệnh thuộc can.

+ Vui mừng cười nói quá mức bệnh thuộc tâm.

+ Hay sợ hãi bệnh thuộc thận hư yếu.

4.2. Tìm cơ chế bệnh sinh

Bệnh chứng xuất hiện ở một tạng nhưng nguồn bệnh có thể từ tạng khác gây ra.

Ví dụ: Vị quản thống (đau dạ dày) có hai khả năng chính: có thể do bản thân tỳ vị hư yếu nhưng cũng có thể do tạng can quá mạnh, khắc tỳ quá mạnh gây ra.

4.3. Chữa bệnh

- Dựa vào quan hệ tương sinh đề ra phương pháp chữa bệnh: "Con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con".

+ Tạng con hư thì bổ vào tạng mẹ.

Ví dụ: phế hư (lao phổi, viêm phế quản mãn, ...) thì phải bổ tạng tỳ để dưỡng phế vì tỳ là mẹ của phế.

+ Tạng mẹ thực thì tả vào tạng con.

Ví dụ: phế thực (hen phế quản) thì phải tả vào tạng thận vì thận là con của phế.

- Dựa vào tương thừa, tương vũ tìm nguồn gốc chính của bệnh

Ví dụ: Đau dạ dày do con khí uất kết mà "thừa tỳ" thì phép chữa phải bình can, sơ can là chính.

4.4. Bào chế thuốc

- Dựa vào bảng quy loại ngũ hành, vị, sắc của thuốc có quan hệ với tạng phủ trong cùng hành đó.

Ví dụ: Vị cay thuộc kim, tạng phế cũng thuộc hành kim, thuốc có vị cay thường vào kinh phế và vị cay dùng nhiều thường làm hại phế. Cũng như vậy:

Vị ngọt màu vàng thuộc thổ, vào tỳ do đó ngọt quá hại tỳ.

Vị mặn mầu đen thuộc thủy, vào kinh thận do đó mặn quá hại thận.

- Khi bào chế thuốc muốn hướng cho thuốc vào kinh nào thường ta dùng vị của hành thuộc kinh đó để sao tẩm:

Để thuốc vào phế ta thường sao tẩm với nước gừng (vị cay).

Để thuốc vào thận ta thường uống thuốc với nước có hòa chút muối (vị mặn).

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám