Hotline: 0969771256

Hiểu về viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Ngày 03 Tháng 07 Năm 2024

Cùng với viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hiểu rõ về căn bệnh này là “chìa khóa” để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Viêm da tiếp xúc là gì? 

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh phổ biến về da, là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của da.

viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc 

Viêm da tiếp xúc dễ mắc phải là do các nguyên nhân sau:

- Viêm da có thể xuất hiện sau khi sử dụng một sản phẩm mới nào đó. Ngay cả khi đã sử dụng một sản phẩm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, da bạn vẫn có thể trở nên nhạy cảm với thành phần nào đó trong sản phẩm và dẫn đến viêm da.

- Trang sức kim loại, đặc biệt là những loại có chứa niken, là nguyên nhân phổ biến gây kích ứng da.

- Nước hoa, mỹ phẩm, sơn móng tay, kem chống nắng, xà phòng,... cũng có thể chứa các thành phần gây kích ứng hoặc dị ứng cho da.

- Mang giày dép làm từ chất liệu tổng hợp hoặc cao su không thoáng khí cũng có thể khiến da bị bí, dẫn đến viêm da.

- Một số loại thuốc bôi, đặc biệt là thuốc có chứa kháng sinh, benzocaine hoặc thimerosal, có thể gây kích ứng da và dẫn đến viêm da.

- Tiếp xúc trực tiếp với độc tố có trong nhựa cây thường xuân, cây sồi, cây sơn,... có thể gây ra viêm da dị ứng tiếp xúc. Loại dầu urushiol trong nhựa cây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này.

Phân loại viêm da tiếp xúc 

Viêm da tiếp xúc bao gồm 2 loại là: Viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng. Trong đó: 

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Triệu chứng là các vết tổn thương màu đỏ, sưng nề hoặc có mụn nước xuất hiện thành từng mảng, có giới hạn rõ. Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Xuất hiện ở bất kỳ vị trí tiếp xúc nào như: mặt, tai, tay, chân,… 

Viêm da tiếp xúc kích ứng: Triệu chứng là các vết tổn thương thành mảng đỏ, đau nhiều hơn ngứa, phù nề nhưng có thể không nổi mụn nước, thường xuất hiện ở tay bệnh nhân.

Bệnh viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì? 

Viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn các thực phẩm dễ gia tăng tình trạng dị ứng như: hải sản, sữa bò, thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, thực phẩm chế biến đóng hộp, thực phẩm muối lên men.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc 

Viêm da tiếp xúc thường tự khỏi sau 2 - 4 tuần nếu bạn tránh xa nguyên nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dai dẳng hơn. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm thiểu triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh:

- Xác định nguyên nhân: Chìa khóa để điều trị hiệu quả là xác định chính xác tác nhân gây dị ứng. Hãy loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc với chất kích ứng này.

- Làm dịu da: Với các trường hợp nhẹ, có thể tắm bằng bột yến mạch hoặc thoa kem calamine nhẹ nhàng để giảm ngứa và rát. Với các trường hợp nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng corticosteroid bôi ngoài da. 

Lưu ý:

- Kem và mỡ steroid có nhiều loại với hiệu lực khác nhau. Loại nhẹ nhất không cần kê đơn là kem hydrocortisone 1%.

- Với các trường hợp nặng: Sử dụng corticosteroid dạng uống trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ.

- Tránh sử dụng thuốc bôi ngoài da kháng histamin vì có thể gây kích ứng thêm cho da.

- Nếu ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin dạng uống.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc nào.

Lời khuyên:

- Giữ da luôn sạch sẽ, khô ráo.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để giữ ẩm cho da.

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

- Hạn chế gãi da vì có thể làm tình trạng nặng thêm.

- Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng mạnh như xà phòng, chất tẩy rửa, dung môi,...

Với những thông tin chi tiết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn đầy đủ và rõ ràng hơn về căn bệnh viêm da tiếp xúc cùng phương pháp điều trị hiệu quả. Từ đó, bạn có thể tự tin áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp, góp phần bảo vệ làn da khỏe mạnh và mịn màng. 

 

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám