Viêm da cơ địa, hay còn gọi là chàm thể tạng, là một căn bệnh da liễu mãn tính gây ra tình trạng viêm da, ngứa dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Theo Tây y, viêm da cơ địa là một bệnh viêm da tái phát mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì, và các yếu tố môi trường. Ngứa là triệu chứng chính; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da), mức độ nặng đến chứng đỏ da.
Còn theo Đông y, viêm da cơ địa là hệ quả của phong hàn xâm nhập vào cơ thể, tiếp đến kết hợp với phong nhiệt gây ra tình trạng khí huyết uất kết, tích tụ lại độc tố và phát sinh các triệu chứng lâm sàng trên da. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do cơ thể dị ứng với thức ăn có tính “hàn”, chức năng gan thận bị suy giảm, suy nhược thể trạng, tâm trạng căng thẳng và nhiễm giun sán.
Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Bên cạnh đó, nhiều yếu tố môi trường cũng được xem là "chìa khóa" kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da. Tắm nước nóng, thay đổi sản phẩm chăm sóc da, tiếp xúc với bụi bặm, lông động vật, len dạ, hay thậm chí căng thẳng, thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến da "phản ứng".
Hơn nữa, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò nhất định. Một số loại thực phẩm như trứng, sữa, cá, đậu nành, lúa mì... có thể là "kẻ thù" tiềm ẩn với những người mang cơ địa dị ứng.
Bệnh viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hay ngứa dữ dội. Tuy nhiên, mức độ và biểu hiện của bệnh có thể khác nhau tùy theo độ tuổi.
Ở người trưởng thành, viêm da cơ địa ít có triệu chứng rầm rộ như trẻ em vì người lớn có nhiều kháng thể và sức đề kháng hơn so với trẻ em. Bệnh ít biểu hiện ra da hoặc chỉ có da khô sần sùi kéo dài dai dẳng (bệnh mạn tính); có thể đi kèm biểu hiện của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng trên da có sự khác biệt rõ rệt so với trẻ em.
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính gồm:
- Xuất hiện nhiều ban đỏ.
- Trên bề mặt da có mụn nước nhỏ, nông.
- Mụn nước vỡ chảy dịch gây phù nề, vảy tiết.
- Vùng da tổn thương thấy ngứa, nóng rát và sưng đau.
- Da bị tổn thương có thể bị bội nhiễm, loét, mụn mủ, sưng nóng,…
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn trong giai đoạn mãn tính gồm:
- Vùng da bị tổn thương có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ.
- Ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội.
Nhiều người mắc viêm da cơ địa thường chỉ chú trọng vào việc tìm kiếm thuốc bôi viêm da cơ địa mà không quan tâm đến các biện pháp hỗ trợ khác. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc cùng các biện pháp phù hợp như sau:
- Kem chống ngứa: Giúp giảm thiểu cảm giác ngứa rát, khó chịu.
- Kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm da thường xuyên giúp da mềm mại, giảm nứt nẻ và hạn chế ngứa.
- Kem kháng viêm: Giảm viêm da, mẩn đỏ và sưng tấy. Lưu ý chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn liều lượng.
- Kháng sinh: Điều trị nhiễm trùng da (nếu có).
Ngoài việc sử dụng thuốc, khi gặp phải viêm da cơ địa, bạn cũng cần áp dụng những biện pháp khác nhằm giảm thiểu các yếu tố kích thích gây ra sự phát triển của bệnh, từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng trở nặng hơn. Cụ thể như sau:
- Hạn chế thức ăn dễ gây dị ứng, bụi bặm, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm,...
- Vệ sinh da đúng cách: Tắm nước ấm, sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, lau khô da nhẹ nhàng.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da, đặc biệt sau khi tắm và khi trời hanh khô.
- Cắt móng tay ngắn: Tránh gãi da để hạn chế tổn thương.
- Mặc quần áo thoáng mát: Ưu tiên chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ tinh thần thoải mái: Stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da cơ địa.
Xu hướng kết hợp Đông - Tây y trong chăm sóc sức khỏe ngày càng được nhiều người lựa chọn, nên dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các bài thuốc Đông y đơn giản, dễ thực hiện để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả.
Bài thuốc đông y tiêu phong tán
Nguyên liệu: 4 gam quốc lão, 6 gam thuyền thoái, 8 gam hắc phong tử, 8 gam phòng phong, 8 gam tri loại, 8 gam thạch cao, 10 gam tần quy, 10gam kinh giới, 10 gam khổ sâm, 12 gam thổ phục linh, 12 gam sài đất, 12 gam tích tuyết thảo, 12 gam sinh địa, 12 gam bồ công anh, 12 gam hương truật, 12 gam kim ngân hoa.
Thực hiện:
Làm sạch các loại dược liệu rồi cho vào nồi sắc cùng 2 lít nước cạn còn 2/3 ấm thì tắt bếp.
Chắt lấy nước thuốc để uống ngày 3 lần, mỗi lần một chén sau khi ăn, phần bã bỏ đi.
Bài thuốc Thanh dinh thang
Nguyên liệu: 12 gam lá đỏ, 12 gam sài đất, 12 gam mạch đông, 12 gam đẳng sâm, 12 gam rau má, 12 gam ngân hoa, 10g huyết sâm, 8 gam toái cốt tử, 8 gam hoàng liên.
Thực hiện:
Làm sạch thảo dược sau đó cho vào ấm để sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng một thang, kiên trì thực hiện đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
Bài Kinh phòng bại độc tán
Nguyên liệu: Thuyền thoái, bạch dược, phòng phong, thương hoạt, đường quất, sà diệp sài hồ, kinh giới, độc hoạt, bạch tiên bì, ngân hoa, bồ công anh và bạch linh.
Thực hiện: Thảo dược đã chuẩn bị xong làm sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước trong 60 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp.
Lọc nước để uống ngày 3 lần sau khi ăn, kiên trì thực hiện một thời gian đến khi bệnh khỏi hẳn là được.
Bài thuốc cao nghệ ráy dại
Nguyên liệu: Củ ráy dại, củ uất kim, vẩy sáp ong và dầu vừng 1 chén.
Thực hiện:
Ráy dại và uất kim đem đi làm sạch. Sau đó thái thành từng lát mỏng chừng 1cm rồi cho dầu vừng vào nấu cho đến khi cháy đen lại thì tắt bếp.
Tiếp tục đun hỗn hợp trên cho đến khi phần bã nổi lên mặt nước rồi đem vớt bỏ, tiếp đến cho vẩy sáp ong vào và đun cho đến khi cô đặc lại là được.
Sử dụng hỗn hợp trên để bôi lên vùng da cần điều trị đã được vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện thường xuyên tình trạng bệnh lý sẽ có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
Bài thuốc Ráy dại hồng đơn cao
Nguyên liệu: Hoàng đơn, củ ráy và dầu trẩu.
Thực hiện: Củ ráy đem làm sạch đất cát sau đó thái thành từng lát mỏng, đổ dầu trẩu vào đun sôi cho đến khi dược liệu đã chuyển sang màu đen và nổi lên trên bề mặt.
Vớt hết phần củ ráy ra sau đó cho hoàng đơn đã rang khô vào hỗn hợp trên và khuấy đều tay.
Đun hỗn hợp trên cô đặc lại thành nhiệt, được hợp chất mịn ướt không dính tay là được. Có thể thêm chút nước bằng cách phun sương vào để khử chất độc, nhưng lưu ý vừa phun nước vừa khuấy hỗn hợp đều tay.
Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc ngày 1 lần để cải thiện triệu chứng ngứa rát và hạn chế được nguy cơ lây nhiễm.
Bài thuốc Tiêu độc thang
Nguyên liệu: Cam thảo dây, ké đầu ngựa, diếp trời, kim ngân dây và húng trám.
Thực hiện: Làm sạch các loại dược liệu trên rồi cho vào ấm để sắc với lượng nước vừa đủ, đun cạn đến khi còn 2/3 thì tắt bếp.
Lượng nước thu được chia dùng để uống trong ngày 2 đến 3 lần, kiên trì uống thuốc cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.
Bên cạnh các phương pháp điều trị viêm da cơ địa thông thường, hai phương pháp mới là Liệu pháp miễn dịch và Quang tuyến trị liệu đang được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực.
Liệu pháp miễn dịch đang từng bước ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh do rối loạn miễn dịch khác nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả về lâu dài cũng như tính an toàn của các nhóm thuốc này vẫn chưa rõ ràng nên chỉ được chấp thuận cho trẻ em trên 2 tuổi và cho người lớn. Đồng thời, phương cách này chỉ được sử dụng khi phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc hoàn toàn không dung nạp được.
Phương pháp này cũng đã cho thấy những kết quả tích cực, điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da; tuy nhiên, khả năng áp dụng rộng rãi đang cần nghiên cứu thêm, bởi có một số bằng chứng cho thấy gây lão hóa da sớm cũng như tăng nguy cơ ung thư da.
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh", câu nói này luôn đúng, đặc biệt khi áp dụng vào việc phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe làn da.
Dưới đây là một số lời khuyên thiết thực mà chúng tôi dành cho bạn:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh khô da.
- Hạn chế tắm nước nóng để tránh kích thích da, gây ngứa và viêm.
- Sử dụng cố định loại nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với da.
- Bạn phải đọc kỹ thành phần để tránh gây kích ứng cho da.
- Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia, không hút thuốc lá,… có thể kích thích dị ứng, gây ngứa ngáy.
- Không tự ý mua thuốc chống dị ứng, cần uống theo toa của bác sĩ.
- Mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh viêm da cơ địa. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn phòng ngừa - chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả, để bảo vệ sức khỏe làn da và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
Nguồn: Sưu tầm
Share: