Cách đây gần 500 năm, vào những năm đầu thế kỷ XVI, dưới một mái tranh nghèo ở làng Đa Sĩ, xã Kiến Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là tỉnh Hà Tây) đã sinh ra và lớn lên một nhà nho thanh bạch, sau này trở thành một người thầy thuốc nổi tiếng. Đó là lương y Hoàng Đôn Hoà.
Ngay từ thời thơ ấu, Đôn Hoà đã ham mê sưu tầm các loại cây cỏ, nhất là những cây làm thuốc. Cậu bé luôn luôn tự học hỏi kinh nghiệm chữa bệnh của các cụ cao tuổi trong vùng. Nhờ thiên tư thông minh và hiếu học, chẳng bao lâu Đôn Hoà đã am hiểu hầu hết các loại cây thuốc khắp miền.
Năm 1533, dưới, đời vua Lê Trang Tông, nhân có một vụ dịch bệnh ác liệt xảy ra ngay tại địa phương, Đôn Hoà đã bào chế được một loại thuốc chống dịch rất có hiệu quả. Ông liền phát thuốc và chu cấp gạo tiền cho nhân dân, cứu sống được nhiều người, nên ở đó ai cũng coi ông như là phúc tinh. Việc làm ấy, đã gây được một tiếng vang rộng lớn. Vừa lúc đó, một công nương bị mắc bệnh trầm trọng. Nhờ tài năng của thầy thuốc họ Hoàng, sau một thời gian, tiểu thư xinh đẹp đã thoát khỏi tay thần chết. Tiếng tăm lừng lẫy của ông vọng tới kinh thành. Nhà vua sai sứ tới tận lều tranh, triệu Đôn Hoà vào triều bệ kiến. Quả nhiên danh bất hư truyền, tài năng và đức độ của ông dược nhà vua đánh giá rất cao: nhà vua phong cho làm phò mã, gả cho công chúa Phương Anh (sau: đổi là Phương Dung).
Công chúa Phương Dung rất mực thương yêu chồng; Nàng lại là người có đức hạnh và học thức nên hai người càng tâm đầu ý hợp. Nàng phục tài năng chữa bệnh vài đạo đức giúp dân của Đôn Hoà nên rất đồng tình phát huy sự nghiệp cao cả của chồng ở nơi thôn dã. Tuy là con vua, nàng không quản ngại gian khó, ngày này qua tháng khác, cùng chồng lội sụối, trèo non đi tìm những giống cây thuốc mới đẹm về trồng trong vườn và ngày đêm cần cù chăm sóc những cây thuốc quý.
Với lương tâm trong sạch và thanh cao của người thầy thuốc, Đôn Hoà, rất mực yêu thương những người bệnh nghèo khổ. đói rét lầm than. Ông hết lòng chăm sọc, họ như chăm sóc những người rụột thịt của chính mình. Một lần, được tin có ngựời bệnh là một xóm nghèo đang lên cơn đau dữ dội, giữạ chiều đông mưa phùn gió bấc, ông lặng lẽ rời khỏi kinh thành, một mình phóng ngựa ra đi. Khi đến nhà bệnh nhân thì trời đã nhá nhem tối. Sau khi chăm chú thăm bệnh, Đôn Hoà ân cần dặn dò người nhà cách cho uống thuốc rồi thấy cạnh nhà quá neo đơn, ông liền đưa thêm 5 quan tiền để gia đình bồi dưỡng cho người bệnh. Mãi tới gần nửa đêm, ông mới lên ngựa trở về, trong lòng vẫn còn tràn ngập tình thương cảm...
Mùa xuân năm 1597, dưới đời vua Lê Thế Tông, Đồn Hoà bị trưng tập đi làm điền bộ lục quân (quân ỵ) của tập đoàn Lê - Trịnh ở Thái Nguyện, ông lại cho trồng ở xung quanh nơi đóng quân nhiều cây thuốc quý. Ông đã bào chế rà hoàn tán các bài thuốc dưới dạng bột và dạng viên để chống lại các bệnh ác tính đang hoành hành trong binh lính và nhân dân, cứu chữa cho quân lính vượt qua các vụ dịch tả và dịch sốt rét ác liệt ở Thái Nguyên năm đó với phương thuốc tam hoàng hoàn, giúp quân nhà Lê - Trịnh về mặt bảo vệ sức khoẻ. Sau khi thành công trở về, ông được thăng chức thị nội thái y viện thủ phiên và phong tước "Lương dược hầu", nhưng ông xin về nghỉ ở quê và tiếp tục làm thuốc.
Được sự cộng tác tận tình của vợ, Hoàng Đôn Hoà đã thu thập các bài thuốc kinh nghiệm gia truyền viết nên tập sách Hoạt nhất toát yếu, hướng dẫn cách chẩn đoán và điều trị các bệnh nội, ngoại khoa..., thậm chí cả các vấn đề về thú y. Với cách viết dễ hiểu, tác giả đã giới thiệu khoảng 200 phương thuốc chọn lọc thần hiệu đã chữa chạy Các bệnh thông thường cho người và gia súc với gần 300 vị thuốc nam mới được ông phát hiện thêm như: bồ cu vẽ, cỏ răng cưa, gối hạc, xích hoa xà...ông rất ưa dùng những nghiệm phương đặc trị: tam hoàng hoàn trị thổ tả, sốt rét ác tính; tứ thần cao bôi trĩ rất chóng khỏi...
Quan điểm y học của Hoàng Đôn Hoà cũng rất toàn diện. Ngoài việc dùng thuốc để chữa bệnh hết sức tài tình, ông còn coi trọng phương pháp luyện khí công để phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ. Ông thường dạy: Sự sống cứa người ta lấy khí làm, gốc, lấy thở làm đầu... Sự thở hít thường được điều hoà giữa khoảng tâm và thận thì khí lưu thông được thuận, nguyên khí được vững vàng, thất tình (tức là mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, kinh) không thể bốc lên, trăm bệnh không chữa cũng tiêu tan. Cùng với phương pháp tĩnh công hô hấp, ông đã đưa ra thuyết Thanh tâm tiết dục để khuyên dạy nhân dân về phép dương sinh, tạm dịch là:
Bẩm sinh cá tính éo le
Rượu ngon, gái đẹp bét nhè hại sao
Tiếc thay bệnh phát lúc nào
Ngàn vàng dốc hết thuốc vào như không.
Ngày nay, đã gần 5 thế kỷ trôi qua, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của danh y Hoàng Đôn Hoà vẫn còn sáng mãi trong lòng nhân dân ta. Sau khi ông và phu nhân Phương Dung qua đời, đặc biệt là từ khi tác phẩm Hoạt nhân toát yếu phát huy tác dụng chữa bệnh trong nhân dân, các triều đại Lê trung hưng và Nguyễn đã đổi sắc, phong thêm cho Hoàng Đôn Hoà là Lương dược Đại vương và Phương Dung là Từ thục trinh ý kỵ nương. Nhân dân làng Đa Sĩ đã lập đền thờ để ghi nhớ công lao và ca ngợi tài đức của hai vợ chồng thầy thuốc Hoàng Đôn Hoà, một ngôi sao chói sáng trên bầu trời y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Hoàng Đôn Hoà thật xứng đáng với đôi câu đối mà nhân dân đã khắc để thờ ông:
Trung nhạc giáng thần, hộ quốc huân cần lưu yếu diệm
Dược vương xuất thế, hoạt nhân công đức mẫn hoàn doanh
Tạm dịch là:
Thần trung nhạc giáng sinh giúp nước ân cần lưu phương châu ngọc
Phật dược vương xuất thế cứu người công đức khắp cõi bao la
Sự nghiệp và công đức của Hoàng Đôn Hoà sẽ còn mãi mãi trong tâm khảm của những người thầy thuốc Việt Nam chúng ta.
Nguồn: Tài danh y học Việt Nam và Thế Giới
Share: