Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một nhà thơ Nam Bộ yêu nước thế kỷ XIX. Những tác phẩm văn học của ông: Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sỹ Cẩn Giuộc, Văn tế nghĩa sỹ trận vong Lục tỉnh, Hịch đánh chuột..., đều chứa chan tính nhân đạo, lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù giặc sâu sắc. Ông không chỉ là nhà thơ xuất sắc mà còn là người thầy thuốc nhân đạo. Những quan điểm về y đức học của ông còn chói sáng mãi cho tới ngày
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 ở làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định trong một gia đình bần nho. Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở tỉnh nhà. Ba năm sau, mùa xuân năm 1846 ông ra Huế chờ khoa thi hội, nhưng chưa đến kỳ thi thì ông được tin mẹ mất. Vốn là một người con chí hiếu, Nguyễn gạt nước mắt, trở về quê chịu tang. Dọc đường về, do thương khóc quá, ông lâm bệnh nặng, bị mù giữa lúc cuộc đời mới bước vào tuổi 26, lòng tràn đầy hoài bão và hy vọng. Trên đường tìm thầy chữa mắt, mặc dù không khỏi nhưng trong thời gian này ông đã học được nghề làm thuốc.
Là một nhà nho yêu nước, Nguyễn Đình Chiểu rất đau lòng khi thực dân Pháp chiếm xong sáu tỉnh miền Nam. Nhớ lại lộ trình năm xưa từ cố đô Huế về quê hương - ốm nặng, mù loà, tìm thầy học thuốc - Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác tập truyện thơ Ngư Tiều vấn đáp y thuật, tác phẩm dài hơi cuối cùng của đời ông. Chủ đề tư tưởng của tập thơ, ngoài việc gửi gắm niềm tâm sự của một người dân mất nước nhưng vẫn "dù đui mà giữ đạo nhà", còn toát lên sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo trong y đức học. Phần mở đầu của tác phẩm gồm hai bài bình luận bằng chữ Hán. Trong bài thứ nhất là Tân pháp dùng thuốc - có thể coi như bài tựa của cuốn sách - tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề thuốc và phương pháp biện chứng trong y học: Xét, chữa hơi sài quan hệ đến sống chết, có thể không cẩn thận được sao? Cho nên kẻ làm thuốc phải Biết tuỳ cơ mà ứng biến... Phép linh họat củạ nhà làm thụốc là ở chỗ biết lựa chiều biến đổi; cách chữa bệnh trai, không giống bệnh gáị, cách chữa bệnh trẻ phải khác bệnh già.
Sống cách chúng ta đã hơn một thế kỷ, những quan niệm và cơ sở y thuật Á Đông của Nguyễn Đình Chiểu vẫn rất mới, rất phù hợp với quan niệm hiện nay: Âm cực thịnh thì dương suy, từ chỗ có mà hóa không. Đó là chuyện cái sắp tới thì tiến lên, cái thành công rồi lùi xuống (Luận về Âm Dương).
Trong Ngư Tiều bấn đáp y thuật, chúng ta gặp trước hết là tình bạn cảm động của những người đồng nghiệp. Đó là tình bạn giữa anh tiều phu Mộng Thê Triền và chàng đánh cá Bào Tử Phược:
Người Nam, kẻ Bắc phân đi
Non sông rẽ bạn cố tri bấy chầy.
Cách nhau mười mấy năm, nhưng khi họ gặp nhau yà cùng chung lý tưởng tìm thầy học đạo, họ liền được hai người bạn khác là Chu Đạo Dần và Đường Nhập Môn tận tình giúp đỡ. Buổi gặp gỡ của bốn người bạn đồng nghiệp trong giới y lâm thật là cảm động:
Miệng cười mà nước mắt trào
Mừng thương, giao cách, biết bao nhiêu tình.
Nhưng cuộc hành trình qua Y Lâm (rừng y) đến Đan Kỳ tìm thầy của Ngư Tiều không đạt kết quả. Nhân Sư không muốn làm ngự y cho vua Tây Liêu, kẻ thù đã cướp đất mình, nên đã xông hai mắt cho mù rồi lánh về ở núi Thiên Thai. Mặc đù chẳng được yết kiến Nhân Sư lấy một giờ, nhưng tấm lòng ngưỡng mộ thầy học của Ngư Tiều đã được Nguyễn Đình Chiểu ưu ái, trân trọng:
Nợ con, nợ vợ, còn vay
Thần tiên người ấy, e nay khó tìm.
Chán ghét cảnh đời đen bạc, Nhân Sư ở ẩn"dù đui mà giữ đạo nhà" nhưng vẫn gánh chịu trách nhiệm trước đời, mong muốn truyền bá kiến thức của mình cho các thế hệ mai sau đang tiếp bước trên con đường y đạo. Vì vậy, ông đã để lại cho Đạo Dẫn hai thiên sách quý Phiêu bổn luận và Tạp trị phú. Sau này, Đạo Dẫn trao lại cho Ngư Tiều để màng về nghiên cứu, hành nghề. Phải chăng nhân cách và tấm lòng của Nhân Sư cũng chính là tấm lòng và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu trong những ngày thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta.
Tư tưởng y đức học của Nguyễn Đình Chiểu thật là toàn diện, ông khuyên người thầy thuốc cần phải trau dồi cả tài năng và đức độ trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình và tự ông, ông cũng làm như vậy:
Xưa rằng: thầy thuốc học thông
Thể theo trời đất một lòng hiếu sinh
Giúp người chắng vị tiếng danh
Chẳng màng danh lợi, chẳng ganh ghẻ tài
Biết không, không biết, mặc ai
Chuyên nghề làm phải chẳng nài thiệt hơn.
Tình cảm của ông đối với người bệnh là tình yêu thương thiết tha và trong sáng, vượt lên trên cả quan niệm và lễ giáo phong kiến ngày xưa, khiến cho chúng ta hôm nay, hơn 100 năm sau, mỗi khi đọc lại những tiếng lòng ông vẫn không khỏi bâng khuâng, xúc động:
Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng mau mau trị lành
Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không.
Nguyễn Đình Chiểu trân trọng kính yêu những người thầy thuốc chân chính bao nhiêu thì ông càng căm phẫn, lên án bọn lang băm xằng bậy bấy nhiêu:
Huống chi thầy cứu bệnh dân
Sao đành tham của lột trần người ta
Đời kêu ăn cướp gian tà
Ai dè thầy thuổc quá cha giặc mùa.
Đã từ lâu, ở các nước Âu - Mỹ, mỗi khi một người sinh viên y khoa ra trường, trước lúc nhận tấm bằng bác sĩ để vào đời hành nghề, đều trịnh trọng tuyên thệ lời thề Hippocrate trong không khí vô cùng trang nghiêm của buổi lễ tốt nghiệp. Lời thề truyền thống đó, trong một chừng mực nhất định đã mang một ý nghĩa thiêng liêng, cao quý, có tác dụng thôi thúc, động viên người thầy thuốc làm việc thiện, răn điều ác trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình. Cách đây hơn một thế kỷ, ngay ở Việt Nam ta, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã làm như vậy. Sau một thời gian chu du tìm thầy, học đạo, trước khi trở về quê hương trị bệnh cứu người, Ngư Tiều cũng đọc lời tự hứa:
Ngư rằng: Phược trước một khoa
Tiểu nhi trăm chứng,chính tà cho tinh
Lần lần rồi trị các kinh
Học cho tột lẽ, bệnh tình bách gia
Tiều rằng: Triền cũng một khoa
Phụ nhân trăm chứng, trẻ già cho xong
Sau rồi nhóm sách các dòng
Học cho thấy đạo thì lòng mới an.
Hai thầy thuốc, hai chuyên khoa (nhi khoa và phụ khoa), nhưng lời tuyên thệ thì cùng chung một nguyên tắc là phải: "học cho tột lẽ", "học cho thấy đạo" và học xong mới hành. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện cơ bản nhất của nền y đức học Việt Nam.
Đã hơn 100 năm trôi qua, kể từ khi tác phẩm Ngu Tiều vấn đáp y thuật của Nguyễn Đình Chiểu ra đời nhưng những quan điểm y đức học nhân đạo của ông mãi vẫn ngời sáng, tươi nguyên và như đang thôi thúc kêu gọi những người thầy thuốc Việt Nam chúng ta hãy soi mình lại trong tấm gương văn hóa ngàn xưa của lịch sử dân tộc để phấn đấu trở thành những người thầy thuốc Xã hội chủ nghĩa, những người "thầy thuốc như mẹ hiền" mà lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong đợi.
Nguồn: Tài danh y học Việt Nam và Thế Giới
Share: