Hoàng Nguyên Cát, huý là Nguyên Mỹ, tự là Hậu Sinh, hiệu là Long Môn tiên sinh, sinh vào năm Nhâm Ngọ (1702) tại làng Vạn Lộc, huyện Châu Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, nay là xã Nghi Tân,huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Hoàng Bạt Đăng, đậu Hiệu sinh khoa Giáp Ngọ (1714). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho và làm thuốc, Hoàng Nguyên Cát đã tiếp thu được truyền thống thông minh, phúc hậu.
Ngay từ thuở thiếu thời, tiếng tăm và tài năng của ông đã vang lừng khắp vùng quê. Ông đậu Hiệu sinh khoa Quý Mão (1723). Bước đường công danh của ông còn đang rộng mở, nhưng ông thấy chán ghét cảnh xã hội đương thời Nam Bắc phân tranh, dân tình đói khổ, loạn lạc, ốm đau, dịch bệnh. Ông hết sức cảm thông với những người dân lao động. Vả lại, hồi đó việc thi cử của triều Lê cũng đã bước vào thời kỳ suy đồi. Ai có tiền là người ấy có bằng cấp, được làm quan. Chính Hoàng Nguyên Cát cũng đã được chứng kiến cảnh các nhà nho chân chính đốt cháy trường thi ở Vinh vào khoa Giầp Dần (1734) mà quan giám khảo đương thời Nguyễn Đức Lập đã tức cảnh ghi lại một cách châm biếm:
Gió nổi sấm rền đưa ngọn bút
Trường Thi giật giải khắp Tây Đông
Quay nhìn vấn rạng chòm Ngưu Đẩu
Mới biết Hoàn chầu sĩ khi hùng.
(Theo La sơn phu tử của Hoàng Xuân Hãn)
Với một tâm trạng như vậy, Hoàng Nguyên Cát đã từ bỏ mọi cám dỗ cửa danh vọng và giàu sang để lên quê vợ sống đạm bạc trong một ngôi nhà tranh cạnh chân núi ở làng Thượng Thọ, tổng Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Cùng vối nhạc phụ là thầy thuốc Châu Vạn. tiên sinh, ông đã cứu sống biết bao nhiêu người.
Vì lòng thương yêu nhân dân lao động nên sau những ngày liên tục tiếp người bệnh, đêm đêm ông vẫn ngồi miệt mài đọc sách để tiếp thu tinh hoa của các bậc danh y tiền bối. Ông phát huy tài năng của bản thân, linh hoạt vận dụng các phượng pháp chữa bệnh, vào thực tiễn lâm sàng. Ông là một danh y nổi tiêng khắp tỉnh, nhất là .vùng Thanh Chương, Nam Đàn, . Ông luôn sẵn lòng cứu giúp người bệnh dẫu đêm đông lầy lội, gió buốt thịt da hay trưa hè gió Lào, nắng gắt thiêu đốt.
Để phục vụ giảng dạy học trò của mình và để đóng góp vào sự phát triển của nền y học dân tộc, ông đã tham khảo sách vở và dựa vào kinh nghiệm phong phú của bản thân để biên soạn ra bộ sách quý: Quỳ viên gia học gồm 12 quyển từ y lý đến phương dược, những lý luận cơ bản, kinh nghiệm lâm sàng, sử dụng dược vị...
Hoàng Nguyên Cát là một thầy thuốc biết nhận định mối quan hệ rất biện chứng, rất lôgic giữa hoàn cảnh xã hội và cơ cấu bệnh tật. Ông lập luận rằng, nhân dân xứ Nghệ trong suốt triều Hậu Lê vì lao động quá sức, ăn uống thiếu thốn nên tỳ vị bị tổn thương. Còn những kẻ giàu sang như con cháu họ Trịnh thì sống xa hoa dâm dật, say mê tửu sắc nên âm tinh sớm khô kiệt. Lại thêm chiến tranh loạn lạc triền miên phải lo nghĩ nhiều, uất hận lắm nên can hoả vọng động. Bởi vậy, về y lý, ông chuyên ôn bổ, chú trọng ở ba mặt là 'bồi bổ thuỷ hoả". "điều hoà âm dương" và “bình can, bổ tỳ, tu thận".
Ông là một nhà y học dân tộc chân chính đã biết vận dụng sáng tạo những thành tựu của nền y học nước ngoài vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. Ồng cho rằng: Nghệ Tĩnh là nơi nóng nhiều nên bệnh do hàn tả xâm nhập ít hơn, bởi vậy không nên mang phương thang của Trọng Cảnh ra áp dụng một cách máy móc. Ông tán thành ý kiến: Đọc sách Trọng Cánh nên phục tấm lòng Trọng Cảnh, nên giữ phương pháp Trọng Cảnh, chứ không câu nệ phương thang Trọng Cảnh. Chính khí của con người có khi tụ, khi tán, vận hội xưa nay có khác nhau, bẩm thu khí hậu hay khí bạc, kẻ mạnh, người yếu cũng không giống nhau thế mà có những thầy thuốc hồi bấy giờ cứ mang các phương thuốc Trọng Cảnh ra dùng một cách rập khuôn làm chết oan nhiều người, chẳng đáng tiếc lắm sao?
Trong cuốn Quỳ viên gia học, ông đã lập luận một cách thuyết phục về các phương pháp điều trị. Đặc biệt, rất uyên thâm là lý luận cửa ông về mạch.
Mỗi khi thăm khám lâm sàng, ông thường căn cứ vào mạch tượng là chủ yếu. Có lần, một viên quan võ vì sắc dục quá độ mà sinh bệnh: Dưới thì sáu khí lạnh, trên thì sưng họng, đau mắt. Trời đang mùa thu mà ông khám thấy hữu Thốn, Quan hơi Hồng, đái Huyền, các bộ khác đều trầm, sác riêng mạch Tả Xích thì rất kém. Ông đoán: Trời đang mùa thu mà đã xuất hiện mạch mùa đông và cả mạch mùa xuân nữa, tức là chân khí đã tiết ra trước, sợ đến mùa xuân thì không có chỗ dựa để phát dục nữa. Quả nhiên, đến tháng ba năm sau thì viên quan võ ấy chết.
Ông cũng đã có những ý kiến hay trong cách sử dụng thuốc gia truyền. Ông không coi thuốc gia truyền là loại"thuốc thánh"chữa bách bệnh. Ông chỉ áp dụng chúng khi bệnh trạng còn cho phép, còn thích hợp với thứ thuốc gia truyền ấy. Ông nói: Bệnh biến phát có thay đổi một lúc, một khác, trong lâm sàng có áp dụng được hay không là ở chỗ thông minh xét đoán của thầy thuốc.
Trong thời gian Hoàng Nguyên Cát làm thuốc ở Nghệ An cũng chính là lúc danh tiếng của Đại y tôn Hải Thượng Lán Ông vang lừng khắp đất nước. Ông đã học tập và vận dụng y thuật của đại y tôn và đạt nhiều thành công trong điều trị.
Một chiều cuối xuân, ngày 29 tháng 4 năm Kỷ Hợi (1779), Hoàng Nguyên Cát đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà, hưởng thọ 77 tuổi, để lại bao nỗi tiếc thương trong lòng người dân Nghệ Tĩnh.
Nguồn: Tài danh y học Việt Nam và Thế Giới
Share: