Quế chi 12g
Thược dược 12g
Chích thảo 6g
Sinh khương thái lát 12g
Đại táo 12 quả
Năm vị trên thái mỏng, thêm nước 7 bát đun nhỏ lửa cho cạn còn 3 bát, lọc bỏ bã, để ấm, uống một bát, uống xong một lát thì ăn bát cháo loãng nóng độ hơn một bát để giúp thêm cho sức thuốc. Đắp ấm lại đợi một lúc khắp mình ra dâm dấp mồ hôi là rất tốt, không nên để mồ hôi chảy đầm đìa, bệnh sẽ không khỏi. Nếu uống một lần mồ hôi ra bệnh khỏi thì đừng uống nữa, không cần uông hết chén thuốc. Nếu mồ hôi không ra thì lại uống y như phép trước, nếu lại không ra nữa thì lại uống thêm một chút, khoảng nửa ngày cho uống hết 3 lần, nếu bệnh nặng thì cho uống hết một ngày một đêm, xem xét trong thời gian đó uống hết 1 tháng, bệnh chứng còn nguyên, lại cho uống nữa, nếu mồ hôi không ra thì uống hết 1 thang, bệnh chứng còn nguyên, lại cho uống nữa, nếu mồ hôi không ra thì cho uống 2,3 thang, kiêng ăn uống các thứ sống lạnh, dầu mỡ, thịt, miến, các thứ cay, rượu, sữa, những thứ có mùi hôi tanh...
Giải cơ, phát biểu, điều hoà vinh vệ.
Ngoại cảm phong tà, nhức đầu phát sốt, đổ mồ hôi, ghê gió, mũi khò khè, nôn khan, rêu lưỡi trắng, không khát, mạch phù hoãn hoặc phù nhược.
Trong bài, Quế chi ôn kinh tán hàn, giải cơ phát biểu làm quân. Thược dược hoà huyết mạch, thu âm khí, dùng làm thần. Đồng thời Quế chi phối hợp với Thược dược thì một vị tán ra một vị thu vào để điều hoà vinh vệ, có thể giải được biểu tà, hoà được lý khí. Khương, Táo giúp cho Quế, Thược điều hoà vinh vệ, Cam thảo điều hoà các vị thuôc.
Ngoại cảm phong tà, tà chính tranh giành nhau ở tầng cơ biểu cho nên thấy chứng đau đầu phát sốt; do chỗ vinh yếu vệ khoẻ cho nên đổ mồ hôi mà sợ gió, mạch thấy phù nhược, mũi khò khè, nôn khàn, là hiện tượng tà khí trở trệ, phế khí không thông lợi, vệ khí không bình hoà. Cho nên dùng Quế chi thang để giải cơ phát biểu, điều hoà vinh vệ.
Quế chi thang tuy là thuốc giải biểu nhưng phối hợp với Thược dược là thuốc hoà âm, Sinh khương, Đại táo lại hoà được lý, nó khác với phương thuốc chuyên về phát hãn. Cho nên phương này ngoài việc dùng vào biểu chứng ngoại cảm phong tà, đối với những người sau khi bệnh khỏi, sau khi sinh đẻ, do vinh vệ không hoà mà có các chứng lúc thì hơi lạnh, lúc thì hợị nóng, mạch hoãn, cổ mồ hôi đều có thế châm chước mà sử dụng. Nhưng đối với chứng biểu thực không có mồ hôi, ở biểu bị uất, ở lý có nhiệt, mồ hôi không ra mà phiền táo và ôn bệnh mới mắc hiện ngay ra những chứng lý nhiệt, miệng khát, mạch sác thì không nên sử dụng.
Trong cách uống có nêu ra, sau khi uống thuốc thì "ăn cháo nóng loáng" là mượn cốc khí để giúp cho sức thuốc, và kiêm bổ ích vị khí mà thúc tà khí giải ra ngoài. "Đắp ấm" là để giúp cho sự ra mồ hôi nhưng mồ hôi ra không nên quá nhiều, vì ra nhiều mồ hôi sẽ hại đến dương khí.
Quế chi thang gia thêm Quế chi 4g
Chủ trị: Vì dùng hoả châm cho ra mồ hôi, lỗ châm bị lạnh nổi hạch lên mà đỏ, tất phát ra chứng bôn đồn, khí từ bụng dưới xông lên tâm. (Thương hàn luật).
Quế chi thang lại gia thêm 6g Bạch thược
Chủ trị: Bệnh Thái dương mà thầy thuốc lại cho hạ, do đó bụng đầy mà đau. (Thương hàn luận)
Quế chi thang gia Bạch thược 6g, lại gia Đại hoàng 4g
Chủ trị: bệnh Thái dương, thầy thuô'c lại cho hạ nhầm, sinh chứng bụng đầy chắc mà đau. (Thương hàn luận).
Quế chi thang gia Cát căn 8g, Quế chi, bạch thược đều giảm đi 2g,
Chủ trị: Bệnh Thái đương, lưng gáy cứng đờ, lại ra mồ hôi mà ghê gió. (Thương hàn luận).
Nguồn: Sách Thuốc đông y, cách sử dụng và một số bài thuốc hiệu nghiệm.
Share: