Hotline: 0969771256

Bài thuốc Thông sị thang

Ngày 20 Tháng 11 Năm 2023

Thông sị thang (Trửu hậu phương)

bài thuốc thông sị thang, tân ôn giải biểu

Thành phần của thông sị thang

Thông bạch 1 năm

Đậu sị        1 bát

Cảch dùng bài thuốc

Nước 3 bát sắc lấy 1 bát, uống hết một lần cho ra mồ hôi, không ra mồ hôi lại cho uống nữa, gia Cát căn 4g, Thăng ma 6g, nước 5 bát sắc cạn còn 2 bát, chia uô'ng hai lần tất ra mồ hôi, nếu không ra lại gia thêm Ma hoàng 4g.

Công dụng của thông si thang

Thông dương, phát hãn.

Chủ trị bệnh

Ngoại cảm mới phát, có các chứng sợ lạnh phát sốt, không có mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi.

Ý nghĩa phương thuốc:

Thông bạch cay ấm, thông dương, phát hãn. Đậu sị ngoài giải cơ thoái nhiệt, còn có thể tán tà trừ phiền. Hai vị ấy hỗ trợ cho nhau, có đủ tác dụng phát hãn giải biểu, đốì với bệnh ngoại cảm mới phát có các chứng đau đầu sợ lạnh, mình nóng không có mồ hôi đều có thể chọn dùng. Phương này tính thuốc hoà bình, tuy là thuốc tân ôn nhưng không táo nhiệt, không làm tổn thương tân dịch rất được y gia các thời đại coi trọng.

Phụ phương bài thuốc thông sị thang

1.Hoạt nhân thông sị thang 

Thông sị gia Ma hoàng, Cát căn

Chữa trị bệnh Thương hàn 1-2 ngày đầu: gáy và eo lưng, sống lưng đau sợ lạnh, mạch khẩn không có mồ hôi. (Loại chứng hoạt nhân thư).

2.Thông sị cát cánh thang

Thông sị gia Sơn chi, Cát cánh, Bạc hà, Liên kiều, Cam thảo, Đạm trúc diệp. Chữa bệnh phong ôn mới mắc, nhức đầu, mình nóng, hơi sợ gió lạnh, ho, đau họng (Thông tục thương hàn luận).

Xét các vị trong hai phương trên đều do Thông sị thang gia giảm mà thành, bởi vì vị thuốc gia vào khác nhau cho nên chủ trị cũng có khác

Bài Hoạt nhân thông sị thang tăng thêm Ma hoàng, Cát căn, để phát hãn giải biểu, đôi với trường hợp biểu chứng hơi nặng, chỉ dùng Thông sị mà sức thuôc không thắng nổi thì nên áp dụng bài này.

Bài Thông sị cát cánh thang gia thêm những thứ thuốc thanh lương tuyên phát giải nhiệt, Cát cánh, Bạc hà, Liên kiều, Sơn chi, Cam thảo, Đạm trúc diệp vì thế dùng vào chứng phong ôn mới mắc, tà nhiệt bó lại ở phế vệ, sinh các chứng nhức đầu mình nóng, hơi sợ gió lạnh, ho, đau họng miêng khát, rất là thích hợp.

Nguồn: Sách Thuốc đông y, cách sử dụng và một số bài thuốc hiệu nghiệm.

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám