Dựa vào hoạt động con người lúc bình thường và có bệnh người ta quy thành những nhóm chức năng khác nhau rồi đặt tên cho các cơ quan trong cơ thể gọi là tạng tượng (hiện tượng các tạng).
- Nhóm có chức năng chuyển hóa gọi là tạng.
- Nhóm có chức năng tàng chưa, thu nạp gọi là phủ.
Ngoài ra còn có các hoạt động như khí huyết, tinh thần, tử cung, hệ kinh lạc.
Quan hệ giữa tạng với phủ là quan hệ âm dượng, biểu lý.
Quan hệ giữa các tạng là quan hệ ngũ hành.
1.1. Chức năng
- Đứng đầu các tạng phủ. Tâm có tâm bào lạc bao bọc bảo vệ bên ngoài.
- Tinh và huyết là cơ sở cho hoạt động tinh thần, mà tâm chủ huyết nên tâm chủ thần chí, chủ các hoạt động về tinh thần là nơi ở của thần (tâm tàng thần).
- Tâm chủ huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt, tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi trong mạch nuôi dưỡng cơ thể. Cơ thể được nuôi dưỡng tốt biểu hiện ở nét mặt tươi nhuận hồng hào. Nếu tâm khí giảm làm cho sự cung cấp huyết dịch kém gây sắc mặt xanh sao, huyết dịch ứ trệ, mạch sáp, kết, ...
- Tâm khai khiếu ở lưỡi (phản ánh ra lưỡi): do khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi.
- Tâm quan hệ sinh, khắc với tỳ, phế và có quan hệ biểu lý với tiểu trường.
1.2. Biểu hiện bệnh lý
- Tâm hư: Hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, hay quên, hoảng hốt.
- Tâm hàn: Đau thắt vùng tim, chân tay lạnh.
- Tâm thực: Tâm thần rối loạn, cười nói linh tinh.
- Tâm nhiệt: Loét lưỡi, mắt đỏ, trong lòng bận rộn.
Tâm bào là tổ chức bên ngoài bảo vệ tâm cũng thuộc hành hỏa. Các biểu hiện bệnh lý như của tạng tâm.
3.1. Chức năng
- Can chủ sơ tiết: là sự thư thái, thông suốt gọi là điều đạt, thúc đẩy hoạt động của khí, huyết được thăng giáng, điều hòa, thông suốt đến mọi nơi trong cơ thể. Nếu kém gây ra chứng can khí uất kết: ngực sườn đầy tức, u uất, suy nghĩ, thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh. Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt chóng mặt, gây chứng "can vị bất hòa",
- Can tàng huyết: khi cơ thể hoạt động, máu được đưa ra ngoài. Khi nghỉ, ngủ máu được chứa tại can.
- Can chủ cân vinh nhuận ra móng tay, móng chân: là sự nuôi dưỡng cân bằng huyết của can. Can huyết hư, không nuôi dưỡng được cân thì gân khớp sẽ teo cứng, co quắp chân tay run. Can phong nội động sẽ gây cơn co giật. Móng tay, móng chân là chỗ thừa của cân mạch nên can huyết hư, thiếu móng tay sẽ nhợt nhạt, thay đổi hình dạng, can huyết đủ sẽ hồng nhuận, cứng cáp.
- Can khai thiếu ra mắt: vì can tàng huyết, kinh can qua mắt.
- Can quan hệ sinh, khắc với tâm, tỳ và quan hệ biểu lý với đởm.
3.2. Biểu hiện bệnh lý
- Can hư: thị lực giảm, gân co rút, móng chân, móng tay khô.
- Can hàn: đau bụng dưới, thống kinh, nôn khan.
- Can thực: giận dữ, cáu gắt, ợ chua, đau tức mạng sườn.
- Can nhiệt: mắt đỏ, tai ù đầu váng. Khi nhiệt quá cao biến thành hỏa bốc lên gây đau đầu, choáng váng.
4.1. Chức năng
- Tỳ chủ vận hóa đồ ăn thủy thấp: là sự tiêu hóa hấp thụ vận chuyển các chất dinh dưỡng đồ ăn, nước, chuyển vận lên phế từ phế đưa vào tâm mạch để huyết đem đi nuôi dưỡng cơ thể, sau đó xuống thận, bàng quang bài tiết ra ngoài.
- Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi, tỳ hư yếu cơ bắp sẽ teo nhẽo chân tay mềm yếu, sa nội tạng (tỳ hư hạ hãm) do nó không đưa được chất dinh dưỡng đến nuôi cơ nhục.
- Tỳ thống huyết: giúp huyết đi trong mạch, tỳ khí hư không quản được huyết gây xuất huyết.
- Tỳ khai khiếu ra miệng vinh nhuận ra môi.
- Tỳ quan hệ sinh, khắc với phế, thận và quan hệ biểu lý với vị.
4.2. Biểu hiện bệnh lý
- Tỳ hư: chân tay mềm yếu, cơ tay beo nhẽo, chảy máu, ăn kém, khó tiêu, sa nội tạng.
- Tỳ hàn: đau bụng, ỉa chảy, chân tay lạnh.
- Tỳ thực: bụng đầy ấm ách, bí hơi. Nếu ợ hơi được, trung tiện được thì dễ chịu.
- Tỳ nhiệt: môi đỏ, mụn nhọt, phân có bọt, nóng rát hậu môn.
5.1. Chức năng
- Phế chủ khí, chức năng hô hấp: hít thanh khí, thải trọc khí.
- Phể chủ bì mao: phế quản lý hệ thống bảo vệ cơ thể từ bên ngoài, nếu phế khí suy yếu cơ thể hay bị cảm nhiễm bệnh, hay bị mụn nhọt, cảm mạo.
- Phế chủ tuyên phát, túc giáng, thông điều thủy đạo:
+ Giúp việc thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn cơ thể (chủ tuyên phát).
+ Phế khí xuống là thuận, phế khí nghịch lên gây khó thở, suyễn tức (chủ túc giáng).
+ Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài bằng tiểu tiện, đại tiện, mồ hôi, hơi thở (phế thông điều thủy đạo).
- Phế khai khiếu ra mũi, thông với họng chủ tiếng nói.
- Phế quan hệ sinh, khắc với thận, can và quan hệ biểu lý với đại trường.
5.2. Biểu hiện bệnh lý
- Phế hư: mặt trắng bệch, da khô, thở yếu, ngắn, kém chịu lạnh.
- Phế hàn: hắt hơi, sổ nước mũi trong, sợ lạnh, đờm loãng trắng.
- Phế thực: đau tức ngực, thở gấp, to, mạnh.
- Phế nhiệt: chảy máu cam, ho ra máu, mụn nhọt, lẹo mắt.
6.1. Chức năng
- Thận tàng tinh, chủ sinh dục phát dục cơ thể.
- Thận chủ về hóa nước: các loại dịch trong cơ thể như tinh huyết, tân dịch đều do thận quản lý điều tiết.
- Thận chủ cốt tủy: thông với não tủy và vinh nhuận ra tóc. Tạo xương và phát triển hệ xương bao gồm cả răng. Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, não là bể tủy của thận bổ sung tinh tủy cho não. Do vậy thông minh hay đần độn cũng là do thận, mặt khác huyết do tinh sinh ra, tinh lạ tàng ở thận, tóc là phần thừa của huyết được huyết nuôi dưỡng nên sự thịnh suy của thận quan hệ tới tóc (thận vinh nhuận ra tóc).
- Thận nạp khí: không khí phế đưa vào giữ ở thận gọi là sự nạp khí của thận, nếu thận hư không nạp được phế khí thì phế khí nghịch lên gây ho hen, khó thở.
- Thận khai khiếu ra tai và nhị âm (hậu âm, tiền âm): do tai được thận tinh nuôi dưỡng nên thận hư sẽ gây ù tai, điếc. Thận chủ khí hóa nước, tỳ dương nên chủ nhị âm.
- Thận còn quan hệ sinh, khắc với can, tâm và quan hệ biểu lý với bàng quang.
6.2. Biểu hiện bệnh lý
- Thận hư (thận âm hư) ù tai mỏi gối, đau trong xương, mồ hôi trộm, di tinh.
- Thận hàn (thận dương hư) chân tay lạnh, lưng đau, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, ỉa lỏng vào sáng sớm.
- Thận thực: cảm giác hơi đưa ngược từ bụng dưới lên.
- Thận nhiệt: đái đỏ, táo bón, chảy máu răng.
* Hai hội chứng hay gặp
+ Thận âm hư: họng khô đau, răng đau lung lay, tai ù, hoa mắt, nhức trong xương, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngực nóng, cảm giác nóng bên trong, mồ hôi trộm, di tinh, đau lưng, mỏi gối. Thận âm hư thường dẫn đến can âm hư và phế âm hư.
+ Thận dương hư: đau lưng lạnh cột sống, chân tay lạnh, sợ lạnh, hoạt tinh, liệt dương, đái nhiều lân trong đêm phù thũng, ỉa chảy buổi sáng sớm. Thận dương hư thường dẫn tới tỳ dương, tâm dương hư.
- Liên quan biểu lý với can, chứa tinh chất mật.
- Mật giúp tiêu hóa đồ ăn ở đại trường.
- Khi có bệnh đởm thường xuất hiện vàng da, miệng đắng, nôn mửa chất đắng.
- Đởm chủ tinh thần và sự quyết đoán là cơ sở của lòng dũng cảm.
- Liên quan biểu lý với tỳ gọi chung là "gốc của hậu thiên".
- Chứa đựng, nghiền đồ ăn đưa xuống tiểu trường.
- Vị hàn: đau lâm dâm dưới mỏ ác, mửa nước trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.
- Vị nhiệt: lợi răng sưng đau, miệng hôi, ăn mau đói, khát nước.
- Vị hư: môi lưỡi đạm nhạt, lười ăn, đau thượng vị.
- Vị thực: bụng đầy tức ợ chua, đại tiện táo.
- Có liên quan biểu lý với tâm.
- Làm nhiệm vụ phân thanh giáng trọc do tỳ vận hóa tinh chất hấp thu ở tiểu trường đi nuôi cơ thể còn chất thải được đưa xuống đại trường.
- Khi có bệnh thường biểu hiện: sống phân, ỉa chảy, đau bụng, nước tiểu đỏ sẻn, đái vặt, són đái hoặc đau buốt bộ phận sinh dục.
- Liên quan biểu lý với phế.
- Chứa đựng và bài tiết chất cặn bã.
- Khi có bệnh, bị lạnh hay đi đại tiện lỏng, sôi bụng, hay táo bón, phân khẳn, đau bụng cự án hoặc đi ngoài không tự chủ có khi khó đi, lòi dom.
- Chứa đựng, bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và sự phối hợp với tạng thận.
- Khi có bệnh sẽ biểu hiện: đái rắt, són đái, đái nóng trong niệu đạo, nước tiểu đỏ hay tiểu tiện trong dài, tức vùng bụng dưới.
Gồm: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.
- Thượng tiêu: từ miệng xuống đến tâm vị dạ dày, có tạng tâm, phế.
- Trung tiêu: từ tâm vị đến môn vị dạ dày, có tạng tỳ và phủ vị.
- Hạ tiêu: từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có tạng can, thận.
- Làm nhiệm vụ khí hóa và vận hóa nước, đồ ăn và bảo vệ tạng phủ trong cơ thể.
- Não nằm trong hộp sọ do tủy hội tụ mà thành nên còn gọi là "tủy hải". Não quan hệ mật thiết với cốt tủy toàn thân.
- Não là nơi hội tụ tinh túy, là nơi cư trú của nguyên thần.
- Là cơ quan phát sinh kinh nguyệt và nuôi dưỡng thai nhi ở phụ nữ.
- Chức năng sinh lý của bào cung là quá trình phức tạp chủ yếu có quan hệ mật thiết với thiên quý, hai mạch xuân nhâm và các tạng.
Khí là năng lượng hoạt động của cơ thể do tinh huyết tạo ra. Khi có quan hệ âm dương với huyết, khí thuộc dương huyết thuộc âm có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ, kinh lạc hoạt động.
Khí hành, huyết hành. Khí trệ, huyết ứ
- Khí hư: thiếu lực suy nhược cơ thể
+ Phế khí hư: chức năng hô hấp giảm.
+ Tỳ khí hư: chức năng tiêu hóa giảm.
- Khí trệ, khí uất
Chức năng hoạt động bị cản trở, trở ngại do ngoại cảm hoặc do sang chấn tinh thần, thường gặp ở dạng Can, Tỳ.
Thể hiện: đau tức mạng sườn, vị trí đau không rõ ràng, lúc đau lúc không, ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu, vú căng tức, đau mót rặn.
- Khí nghịch
+ Phế khí nghịch: ho, khó thở, tức ngực.
+ Can khí nghịch: cáu gắt, giận giữ, đau tức mạng sườn.
+ Vị khí nghịch: nôn nấc, ợ hơi.
- Huyết được tạo thành từ chất tinh vi của thủy cốc, được tỳ vị vận hóa ra, do dinh khí đi trong mạch và tinh tàng trữ ở thận sinh ra được khí thúc đẩy đi nuôi dưỡng toàn thân.
- Huyết hư: da xanh, người yếu, đánh trống ngực như thiếu máu.
- Huyết ứ: đau nhức tại một vị trí sưng nóng như viêm.
- Huyết nhiệt: mẩn ngứa, mụn nhọt dị ứng.
- Xuất huyết: máu thoát khỏi huyết quản dưới nhiều hình thức.
- Tinh là cơ sở vật chất của sự sống con người và các loại hoạt động cơ năng của cơ thể khí và thần đều do tinh tạo ra.
- Tinh tiên thiên là bẩm tố của cha mẹ truyền lại qua tế bào sinh dục.
- Tinh hậu thiên do tạng tỳ vận hóa từ thức ăn đồ uống.
- Tinh là cơ sở vật chất của sự sống con người và các loại hoạt động cơ năng của cơ thể khí và thần đều do tinh tạo ra.
- Tinh tiên thiên là bẩm tố của cha mẹ truyền lại qua tế bào sinh dục.
- Tinh hậu thiên do tạng tỳ vận hóa từ thức ăn đồ uống.
Thần là thứ vô hình, chỉ những hoạt động tinh thần ý thức và tư duy. Thần biểu hiện bên ngoài của tinh, khí, huyết, tân dịch, sự sống con người: "Còn thần thì sống, mất thần thì chết".
- Thần tốt: tỉnh táo, linh hoạt, mắt sáng, ý thức tốt.
- Thần yếu: vẻ mặt bơ phờ, ánh mắt mờ tối, thờ ơ lãnh đạm, ý thức rối loạn. Tinh, khí, thần là ba thứ quý nhất (tam bảo) của sự sống.
Nguồn: Giáo Trình Y học cổ truyền
Share: