Do Sự thay đổi các quy cách đo lường của các triều đại và sự khác biệt giữa các địa phương, cho nên liều lượng thuốc sử dụng xưa và ngày nay khác nhau rất nhiều về tên gọi, các đơn vị đo lường cũng không thống nhất chẳng hạn:
Thời nhà Hán: Việc cân đong dùng đơn vị là Thù, Phân, Lạng, Cân để tính toán, theo cách đo lường này thì:
6 thù = 1 phân
4 phân = 1 lạng
16 lạng = 1 cân
Đời nhà Tống: Đến đời nhà Tống thi lấy đơn vị là Cân, Lạng, Tiền, Phân, Li.
10 ly = 1 phân;
10 phân= = 1 tiền;
10 tiền = 1 lạng;
16 lạng = 1 cân (cũng giống thời Hán)
Đời nhà Nguyên, Minh cho đến đời nhà Thanh:
Vẫn sử dụng qui cách đo như thời nhà Tống, thay đổi rất ít. Trong phương thuốc của các thời đại Tống, Minh, Thanh thường nói đến đơn vị là Phân, tức là phân của đơn vị phân, li, đơn vị phân này không giống với đơn vi phân thời cổ (2 tiền rưỡi = 1 phân thời cổ).
Lý Thời Trân trong "Bản thảo cương mục" đã nối "Kim cổ dị chế, cổ chi nhất lượng, kim dụng nhất tiền khả dá” (tức là; Xưa và nay quy chế đo lường khác nhau, thời cổ dùng 1 lạng nay cổ thể dùng là 1 tiền).
Từ những điều cổ phương đã nổi, 1 lạng thời nhà Hán ngày nay cố thể dùng bằng 3g.
- Trong cổ phương, thường dùng các đơn vị như: Hộc, Đấu, Thăng, Ca, Thược, đều hơn kém nhau 10 lần;
10 thược = 1 ca
10 ca = 1 thăng
10 thăng = 1 đấu
10 đấu = 1hốc
Ngày nay: 1 thăng = 1 lít, 1 ca = 1/10 lít = 1 dề ci lít (dm3)
Trong cuốn “Trùng tu chính hoà kinh sử chưng loại bị dụng bản thảo“ có ghi lại “ Phàm phương Vân Bán hạ nhất thăng giả, xỉ tất xứng ngũ lượng vi chính; Thục tiêu nhất thăng giả tam lượng vi chính“ tức là: Thường thường trong các phương thuốc:
1 thăng Vân Bán hạ tương ứng với 5 lạng;
1 thăng Thục tiêu thì tương ứng với 3 lạng;
1 thăng Ngô thù du thì tương ứng với 5 lạng
Dựa vào trọng lượng riêng, tuỳ theo độ nặng nhẹ của các vị thuốc mà 1 thăng thuôc tương đương với khoảng từ 3 đến 9 lạng.
Thời cổ dùng các đơn vị có tên như:
Đao khuê, Phương thốn tỷ (cái thìa vuông) tức là làm 1 cái thìa vuông, mỗi cạnh dài 1 thốn, xúc mạt thuốc (thuốc tán, bột) vừa đầy mà không bị rơi vãi là vừa độ.
Đao khuê = 1/10 của Phương thốn tỷ.
Tiền tỷ tức là dựa vào loại tiền 5 thù thời nhà Hán đong mạt thuốc vừa đầy mà không bị rơi là vừa đủ.
Nhất tự tức là dựa vào loại tiền Khai Nguyên Thông Bảo thời cổ (là một loại tiền tệ cổ bằng bạc, trên đồng tiền có khắc 4 chữ khác nhau ở xung quanh: Khai, Nguyên, Thông, Bảo), xúc mạt thuốc lấp vừa đầy các chữ đó là lượng của Nhất tự.
Trong đó, 1 phương thốn tỷ thuốc tán thì lại bằng khoảng 5 đến 8 phân. (Tương đương với lượng khoảng 2 - 3g, ngày nay 1 tiền tỷ thuốc tán bằng khoảng 3 đến 5 phân tương đương với liều lượng dùng khoảng 1 đến 2g ngày nay).
Về số lượng, kích thước của viên thuốc hoàn thời cổ dùng một sô" đơn vị như:
Đại đơn hoàn
Kê tử hoàng
Đại ngô đồng tử cho đến Đại ma tử và Tiểu ma tử.
VD: 1 Kê tử hoàng = 1 Đơn hoàng = 40 Ngô đồng tử = 30 hạt Đại đậu 9 160 hạt Tiểu đậu = 480 hạt Đại ma tử = 1440 hạt Tiểu ma tử (tên cổ là Tê ma, tức Hồ ma).
Các y gia từ xưa đến nay, tuy đâ tăng cường tiến hành nghiên cứu, khảo sốt rất nhiều về vấn đề liều lượng của thuốc cổ phương, nhưng cho đến nay vẫn chưa đưa ra kết luận. Tuy vậy người ta cũng khẳng định rằng liều lượng thuốc dùng ò thời đại Triều Hán, Tấn so với hiện nay là ít hơn, mà phương pháp dùng thuốc cùng không giống nhau. Phương thuốc của Trương Trọng Cảnh mỗi thang chỉ sắc một lần và đa số là chia làm 3 lần uống. Cho nên lượng thuốc dùng khác nhau là tương đối lớn.
Các phương thuốc cổ phương trong các tài liệu cổ vẫn chưa được ghi lại những liều lượng thuốc dùng sơ khai ban đầu, chủ yếu là với tư cách để lý giải ý nghĩa của sự phối ngũ trong cổ phương, đặc điểm tổ chức của một phương thuốc và để tham khảo tỷ lệ phối ngũ khi dùng thuốc trên lâm sàng. Khi dùng thuôc trên lâm sàng cần tham khảo cuốn "Trung dược học" và tham khảo liều lượng thuốc trong các phương tễ đã được dùng và ghi lại trong các văn bản (tài liệu) của các y gia ở thời đại gần với thời gian đó, và phải tuỳ vào địa phương, khu vực, khí hậu, tuỳ vào tuổi tác, thể chất cũng như yêu cầu của tình trạng bệnh tật để quyết định.
Chuyển đổi giữa những đơn vị đo lường cổ quy ra đơn vị đo lường quô"c tế được tính toán theo tỷ lệ dưới đây:
1 cân (16 lạng) = 0,5 kg = 500g
1 lạng = 31,25g
1 tiền = 3,125g
1 phân = 0,3125g
1 li = 0,03125g
Chú ý: Lúc chuyển đổi đơn vị những số lẻ phía sau cũng có thể lược bỏ hoặc làm tròn thường lấy:
1 đồng cân bằng 4g
1 lạng bằng 40g
1 cân ta bằng 400g
Share: