Hotline: 0969771256

Các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền

Ngày 12 Tháng 09 Năm 2023

Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền

Phương pháp dùng lửa.

Sao không có phụ liệu (sao trực tiếp):

- Vì sao (với dược liệu cấu tạo mỏng manh nhiệt độ sao 50°c - 80°C)

- Sao vàng - nhiệt độ sao 100oC - 140°C gồm sao riêng hoặc trích (tẩm phụ liệu rồi sao vàng)

- Sao vàng hạ thổ

- Sao vàng sém cạnh, nhiệt độ sao 170oC - 200°C

-  Sao tồn tính (sao đen, hắc sao) nhiệt độ sao 200°C

- Sao cháy (sao thán) nhiệt độ sao 200°C - 240°C

Sao có phụ liệu (sao gián tiếp):

- Sao cách cát nhiệt độ sao từ 200°C - 250°C

- Sao cách đất

- Sao cách cám

- Sao cách gạo

- Sao cách muối

- Sao cách bột hoạt thạch

- Sao cách bột văn cáp.

Sấy:

Sấy với nhiệt lượng tỏa của củi, than, điện để làm khô; sấy với nhiệt lượng của hơi lưu huỳnh để làm mềm dược liệu, để bảo quản thuốc.

Nung

Dùng nhiệt độ cao 800°C - 1000°C để nung cho dược liệu thành bột (bột văn cáp, cửu khổng).

Phương pháp dùng nước.

Rửa:

Rửa sạch đất cát, rửa các phụ liệu khi chế

Ngâm:

Ngâm không có phụ liệu (ngâm bằng nước lã) để làm sạch muối (hải tảo)

Ngâm phụ liệu:

Dung dịch Nacl, MgCl2, Na2SO4, Ca(OH)2, MgSO4, phèn chua, nước sắc của bồ kết, cam thảo.

Ủ:

-  Với mục đích làm mềm dược liệu, dễ thái

-  Ủ lên men (chế sinh địa thành thục địa, chế thần khúc)

-  Ủ cho thơm (gạc nai ủ sinh khương) để tẩy mùi.

Phương pháp kết hợp nước lửa.

+ Chưng thường có phụ liệu gừng, sa nhân, rượu (chế sinh địa thành thục địa)

+ Đồ có hoặc không có phụ liệu: Đồ cho mềm dược liệu (hoàng cầm, hoài sơn...), có phụ liệu đậu đen (đồ hà thủ ô đỏ)

+ Nấu không phụ liệu với mục đích làm mềm (nấu loãng tinh),nấu có phụ liệu đậu đen (hà thủ ô đỏ)

Vài điểm cần chú ý khi tiến hành chế biến.

Phụ liệu:

-  Phụ liệu dùng để chế cần phải sạch. Ví dụ cát cần rửa sạch nhiều lần, gạn bỏ mùn hữu cơ; đem phơi khô; đất cũng cần làm sạch mùn, phơi khô, trong quá trình sao, nếu đất bị đen đi, phải bỏ.

Cám dùng để sao phải là cám gạo, không dùng bột cám nuôi gia súc.

Nhiệt độ:

Cần dùng nhiệt độ thích hợp đối với từng loại sao.

Kỹ thuật:

Cần nắm vững kỹ thuật của từng loại sao; khi sao cần phải đảo đều, chú ý màu sắc của thuốc, mùi vị của thuốc khi sao để chọn điểm dừng cho thích hợp.

- Đối với vị sao chỉ cần thuốc khô, hết mùi mốc, mùi hắc của thuốc là được.

- Đối với sao vàng, toàn bộ phiến có màu hơi vàng hoặc vàng đậm (tùy yêu cầu từng loại)

- Sao vàng sém cạnh: Toàn bộ thuốc có màu vàng, rìa cạnh bị đen đi. Sao tồn tính, bên ngoài đen đi, bên trong còn vàng. Sao cháy (thán sao) bên ngoài đen có mùi cháy bên trong có màu nâu.

- Sao vàng hạ thổ: Sao tới khi thuốc có màu vàng đổ thuốc xuống nền đất sạch, úp nguyên dụng cụ sao phía trên, cũng có khi phải đào một hố sâu độ 25cm, diện tích đáy hố tuỳ theo lượng thuốc đem sao mà quyết định, lượng thuốc sao lớn, hố cần rộng hơn.

- Sao cách cám: Thường đổ cám vào trước, đun tới khi cám bốc khói trắng; mới đổ thuốc vào, đảo đều, tới khi đạt yêu cầu. Đôi khi thuốc và cám cùng sao.

- Sao cách bột hoạt thạch hoặc bột văn cáp: Thường dùng cho các thuốc có thể chất mềm, dễ dính bết, cần đòi hỏi độ tinh khiết cao như các loại cao động vật (cao ban long, cao gấu, cao khỉ...); có thể cắt dược liệu thành từng miếng có kích thước 1cm x 1cm x 1cm sao tới khi phồng tròn, xốp, thơm ngậy.

Nguồn: Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền

Tin tức liên quan
Đặt lịch khám